Đây là thông tin mình đọc được trên báo chính thống và chia sẻ lại cho mọi người cùng biết nhé! Đọc mà thương vô cùng.
Cụ thể là trong lúc chờ người bố trị bệnh gan nhiễm mỡ để đủ điều kiện hiến tạng, bé gái 2 tuổi mắc xơ gan đã qua đời do bệnh chuyển nặng.
Thông tin này do TS.BS Trần Thanh Trí, Trưởng Khoa Gan Mật Tụy và Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết. Theo đó, bệnh nhi 2 tuổi bị teo đường mật bẩm sinh, từng phẫu thuật ở Hà Nội lúc 2 tháng tuổi. Sau mổ, bé diễn tiến xơ gan giai đoạn cuối, cần phẫu thuật ghép gan để tiếp tục cuộc sống.
Bố của bé có nguyện vọng hiến gan cho con, xét nghiệm phù hợp, song gan của người bố đang trong tình trạng nhiễm mỡ. Người bố cần điều chỉnh dinh dưỡng, tập luyện giảm cân để thực hiện hiến gan cho con gái.
Vậy nhưng, trong khi chờ đợi, bé có biểu hiện sốt cao, lừ đừ, vào viện bác sĩ chẩn đoán bệnh não gan, nhiễm trùng huyết, viêm phổi. Triệu chứng thần kinh đặc biệt nặng, bé lơ mơ, co gồng trong bệnh cảnh não gan, không đáp ứng với điều trị và cuối cùng đã không thể qua khỏi!
Bác sĩ Trí cho biết: “Một số trẻ qua đời vì không có người cho gan phù hợp, số khác thì không thể đợi được trong thời gian chờ người hiến điều chỉnh các bệnh lý như thừa cân, gan nhiễm mỡ, lao phơi nhiễm… rất đáng tiếc”,
Theo bác sĩ Trí, ghép gan là giải pháp duy nhất cứu sống trẻ suy, xơ gan giai đoạn cuối. Với suy thận, bệnh nhân chưa ghép có thể kéo dài sự sống nhờ chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc. Riêng với ghép gan, trẻ chỉ có một khoảng thời gian vàng, đòi hỏi phải nỗ lực chạy đua với thời gian để kịp cứu.
Trong bối cảnh này, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, gần đây bệnh viện tăng tốc ghép gan để thêm nhiều trẻ được sống. Hai năm qua, nơi này thực hiện 24 ca ghép, gấp đôi số ca trong 15 năm trước đó. Đặc biệt, 13 tháng qua, bệnh viện thực hiện 12 ca, tức mỗi tháng một ca, thay vì một trường hợp một năm như trước.
Hiện nay, đang có hơn 200 trẻ trong danh sách chờ ghép gan của bệnh viện. Rào cản lớn nhất là thiếu nguồn tạng hiến. 36 ca ghép gan tại đây đều từ người cho sống, đa số là bố mẹ cho con. Ngoài ra, chi phí cũng là vấn đề lớn, gia đình phải trả khoảng 300-400 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm y tế, chưa kể tiền uống thuốc chống thải ghép lâu dài sau mổ.
Để tăng số ca ghép, giảm số trẻ không qua khỏi vì mòn mỏi chờ gan, các bác sĩ kỳ vọng có thêm nguồn tạng hiến từ người hư não. Đến nay, phía Nam chưa có trẻ nào được ghép gan từ nguồn hiến tình nguyện này. Ngoài ra, Việt Nam cần sớm cho phép hiến tạng nhân đạo ở trẻ em c/h/ế/t não dưới 18 tuổi, như nhiều nước trên thế giới.
Hình ảnh các bác sĩ thực hiện ghép gan ở Bệnh viện Nhi đồng 2, ảnh: VNE
Mời bà con đọc thêm thông tin: Tìm hiểu về bệnh xơ gan ở trẻ em
Tưởng rằng xơ gan là căn bệnh thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, nam giới hay sử dụng rượu bia, chất kích thích. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em cũng có thể mắc xơ gan.
Vì sao trẻ em cũng có thể bị xơ gan
Xơ gan thường gắn liền với một số loại bệnh lâu dài hoặc tổn thương gan. Ở trẻ em, xơ gan cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó rối loạn đường mật và điều kiện di truyền là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan. Tiếp đến là do xơ nang, viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi mạn tính bởi virus viêm gan B hoặc C; Viêm xơ đường mật thứ phát… dẫn đến xơ gan.
Một số bệnh lý di truyền như bệnh Wilson và một số các khiếm khuyết tim bẩm sinh di truyền, các rối loạn hiếm gặp khác… cũng có thể dẫn đến xơ gan ở trẻ.
Dấu hiệu bệnh xơ gan ở trẻ em
Bệnh xơ gan thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, do đó rất khó để phát hiện sớm. Ở giai đoạn đầu của xơ gan, trẻ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt.
Ở các giai đoạn sau, tùy thuộc vào cơ địa, tình hình sức khỏe và tình trạng bệnh mà mỗi trẻ có những dấu hiệu khác nhau.
Nhưng các triệu chứng xơ gan ở trẻ em thường gặp là vàng da, vàng mắt, điều này xảy ra do sự tích tụ của Bilirubin. Bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.
Gan thu thập Bilirubin để được đưa ra khỏi cơ thể qua phân. Khi gan bị xơ, quá trình này bị gián đoạn, khiến cho Bilirubin xâm nhập vào các mô và niêm mạc như da và mắt, làm đổi màu các mô.
Tuy nhiên, triệu chứng xơ gan ở trẻ em này chỉ đúng với những trẻ đã trên 9 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi thường bị vàng da sinh lý. Đây là tình trạng lành tính, có thể tự hết, không liên quan tới các bệnh gan.
Trẻ bị xơ gan dễ bị bầm tím hoặc chảy m/á/u do không thể sử dụng vitamin K có trong cơ thể. Kém ăn, ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, sụt cân bất thường do xơ gan làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ngứa da do xơ gan làm tắc đường mật, khiến mật và độc tố tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, các biểu hiện khác như phân nhạt màu, bụng to, chân phù nề, trẻ quấy khóc, kém ăn…
Biến chứng bệnh xơ gan ở trẻ em
Trẻ em bị xơ gan thường có dấu hiệu chuyển biến nhanh và làm suy giảm chức năng gan trầm trọng, gan không còn đủ sức để đào thải chất độc dẫn đến tình trạng ứ đọng Amoniac trong máu làm trẻ có triệu chứng hôn mê gan và sẽ tử vong nhanh chóng nếu không kịp điều trị.
Bệnh xơ gan ở trẻ em cũng có thể làm tăng nguy phát triển ung thư gan. Do đó, nếu có khả năng ghép gan, trẻ có cơ hội sống tốt hơn.