Các cụ dặn, “Ở đời tham lam 3 cái to này, thì suốt đời nghèo, con cháu lâm vào cảnh khó thành tài”

Nếu cứ tham lam giữ 3 cái to này, suốt đời chỉ có lâm vào cảnh khốn khó, con cháu ba đời cũng không sao ngóc đầu lên được.

 

nghèo không phải là do số phận đã an bài mà phần lớn là do tư duy của mỗi con người. Người nghèo muốn đổi đời, nhất định không được há miệng chờ sung, cũng không được giữ tư duy cố hữu. Nếu cứ tham lam giữ 3 cái to này, suốt đời chỉ có lâm vào cảnh khốn khó, con cháu ba đời cũng không sao ngóc đầu lên được.

1. Thói quen tiêu tiền to

Trong xã hội có nhiều người có thói quen tiêu tiền như rác, không biết kiểm soát, vung tay quá trán mà không hề nghĩ đến hậu quả. Kiểu người như vậy chia thành 2 loại như sau:

Họ có thể là những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành, những người này đa số là từ nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có, họ hưởng một khối lượng tài sản do cha mẹ để lại sau bao năm vất vả bươn trải. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy từ nhỏ chưa từng phải trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, do vậy họ cũng không thể hiểu được giá trị đích thực của đồng tiền, họ tiêu tiền sẽ không tính toán. Chỉ cần họ vui, hoặc cha mẹ đưa cho bao nhiêu tiền, họ sẽ tiêu hết bấy nhiêu tiền.

Kiểu tiêu tiền như rác cũng có thể rơi vào những người từ nhỏ đã sống trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội hiện thực. Họ trở nên ‘đua đòi’, phóng túng dục vọng bằng cách tiêu tiền hoang phí, lúc cần tiền mà hoàn cảnh không cho phép, họ thậm chí là đi theo con đường sa ngã, làm mọi thứ để có tiền phục vụ nhu cầu bản thân.

Người giàu vốn được dạy về giá trị tiền bạc từ khi còn nhỏ, hiếm khi tiêu xài phung phí. Họ thường có kế hoạch rõ ràng, đầu tư bài bản để tiền đẻ ra tiền. Trong khi đó, có những người nghèo chỉ vừa kiếm được đồng ra đồng vào, đã vội tiêu xài hoang phí, không nghĩ về tương lai. Cuộc sống như vậy sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, nghèo vẫn hoàn nghèo mà thôi.

2. Thói quen lãng phí thời gian, để thời gian rỗng to

Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ vào những việc vô bổ trong khi người khác tận dụng từng chút thời gian để học tập và làm giàu cho chính mình. Họ có thói quen dùng thời gian đó để ăn uống và vui chơi, hưởng thụ.

 

Chúng ta có thể thấy, thành công không bao giờ có dấu chân của người lười biếng. Chỉ những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian, họ sẽ có một trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp xán lạn. Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, về nhà có thể làm một số việc bán thời gian, hoặc có thể tiếp tục đọc sách hoặc làm giàu cho bản thân, họ cũng có thể tận dụng thời gian để học thêm một số kĩ năng khác nữa.

 

 

 

Chỉ có những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả, cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn.

 

3. Thói quen mạnh tay cho vay những khoản tiền lớn

Nhiều người có tâm thế hào sảng, ai nấy đều có thể cho vay tiền. Mới đầu có thể là khoản tiền nhỏ, nhưng càng về sau càng mạnh tay cho mượn tiền lớn. Có điều, liệu đòi được chỗ tiền ấy hay không lại là chuyện khác. Mà nếu có đòi, thì lại dễ sứt mẻ tình bạc hoặc bỗng không cho vay nữa, thì người kia lại dễ lật mặt, rồi cũng tự thế mà xa cách. Khi đó, tiền mất tật mang, số tiền dành dụm tích góp cũng theo mây khói.

 

Đối với người giàu, họ thường đánh giá xem có nên cho người khác vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Họ sẽ cân nhắc về khả năng hoàn trả, thời hạn hoàn trả cũng như mối quan hệ với đối phương, sau đó họ mới cho vay. Họ sẽ biết cách cân nhắc rõ ràng, nhất là vấn đề tiền bạc, bởi cuối cùng, họ không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cả 2 bên.

Việc học là suốt đời, đặc biệt đối với người nghèo, nhất định cần phải học cách giỏi quản lý tài sản, nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ, thì cuộc sống của họ sẽ ngày càng nghèo khổ, khó khăn. Muốn chuyển mình, bắt buộc phải có cuộc cách mạng lớn ngay từ những thói quen không tốt của bản thân.