Người dân tá hỏa vì nhận hóa đơn tiền điện tháng 3 tăng gấp đôi bình thường: Lí do vì sao

Hốt hoảng vì hóa đơn tiền điện tháng này cao gấp đôi bình thường

Nhà tôi ở Hà Đông, Hà Nội.

Bình thường, mỗi tháng tiền điện gia đình chỉ khoảng hơn 500k (cho 4 người sử dụng, ban ngày đi làm hết, chỉ về nhà buổi tối).

Vậy mà hôm qua, bỗng dưng nhận được thông báo tiền điện tháng này là 1,2 triệu. Tôi hốt hoảng. Khi hỏi những người xung quanh thì ai cũng kêu ca về việc hóa đơn điện đột ngột tăng gấp đôi bình thường.

 

hình ảnh

Người dân choáng váng vì nhận  hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, ảnh: DSD

Khi tôi lên mạng tìm hiểu thì đã thấy lời giải thích của EVN Hà Nội như sau, bà nào chưa biết thì theo dõi bài chia sẻ dưới đây nhé!

Việc hóa đơn tiền điện của hàng triệu khách hàng ở Hà Nội tăng cao là vì từ ngày 29/2 EVN Hà Nội đổi ngày ghi chỉ số vào cuối tháng. Do đó trong lần thông báo hóa đơn tiền điện này, số ngày tính tiền điện là gần 2 tháng, thay vì chỉ 1 tháng như bình thường.

Không ít khách hàng băn khoăn việc phải chịu cộng dồn số điện của gần 2 tháng có làm cho họ phải chịu giá điện bậc cao hơn, tốn nhiều tiền hơn hay không. Bởi giá điện hiện nay được thiết kế làm 6 bậc, trong đó bậc 1 có giá thấp nhất (50 số đầu là 1.806 đồng/kWh), bậc 6 có giá cao nhất (401 số trở lên có giá 3.151 đồng/kWh).

“Tính gộp 2 tháng thì ch.ết bởi phải trả tiền theo 6 bậc lớn hơn trả theo từng tháng”, nhiều khách hàng chung băn khoăn.

hình ảnh

Tính gộp 2 tháng có phải mất nhiều tiền để trả thêm theo bậc giá điện, ảnh: dSD

Tuy nhiên, đại diện EVNHANOI khẳng định không có việc người dân phải trả tiền theo bậc cao nhất do thay đổi ngày ghi chỉ số.

Theo đó, trước đây, các hộ dân ghi chỉ số công tơ ngày mùng 3 hàng tháng nhưng với quy tắc mới, sẽ chốt công tơ ngày 29/2. Đồng nghĩa, số ngày thực tế của kỳ hóa đơn này tăng lên thành 57 ngày. Số kWh để hưởng giá điện bậc 1, bậc 2 từ 50kWh (theo quy định) được tính tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100 số lên 184 số.

Hình dưới đây là trường hợp cụ thể một khách hàng thuộc khu vực ghi điện mùng 3 hàng tháng, kể từ tháng 2/2024 chuyển về ghi điện ngày cuối tháng, kỳ hóa đơn sẽ tính toán như sau:

hình ảnh

EVNHANOI khẳng định: Quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi.

Việc thay đổi lịch ghi chỉ số điện nhằm hỗ trợ khách hàng thuận tiện giám sát điện năng tiêu thụ hàng tháng, chủ động trong việc thanh toán tiền điện, cũng như thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định kế toán.

“Công tác này giúp cho ngành điện ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thực hiện hạch toán doanh thu tiền điện phát sinh đúng, đủ theo từng tháng; tuân thủ, đáp ứng đúng theo yêu cầu, quy định nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, thể hiện đầy đủ doanh thu trong năm tài chính phù hợp với chi phí phát sinh trong năm kế toán”, đại diện EVN khẳng định.

Trước đó, nhiều người dân “sốc” khi nhận thông báo tiền điện tăng gấp đôi so với những lần trước. Trên mạng xã hội, một số người lo ngại rằng hóa đơn tiền điện được tính dồn 2 tháng khiến bậc tính giá điện tăng cao, là nguyên nhân khiến tiền điện tăng vọt.

EVN Hà Nội cho hay việc điều chỉnh ngày ghi chỉ số công tơ điện thống nhất trên địa bàn (ngày cuối cùng của tháng) mang lại lợi ích cho các bên. Với khách hàng sinh hoạt sẽ giúp dễ giám sát và kiểm tra quyền lợi, dễ ghi nhớ ngày ghi chỉ số công tơ, biết chắc chắn lượng điện năng sử dụng trong tháng. Với doanh nghiệp sẽ giúp thực hiện đúng quy định của kế toán.

hình ảnh

Cần có ý thức tiết kiệm điện trong sinh hoạt hàng ngày, ành: dSD

Một số cách giúp tiết kiệm điện có ích trong đời sống của bà con nên áp dụng như sau:

Đối với điều hòa:

Cứ tăng lên 1 độ C bạn có thể tiết kiệm được 2-3% điện năng, vì vậy nên để điều hòa ở mức nhiệt trên 26 độ C đối với ban ngày, tắt điều hòa vào ban đêm và mở cửa đón khí trời. Đây là một trong những cách tiết kiệm điện cho máy lạnh.

Các loại quạt nên rút phích cắm điều khiển từ xa và tắt quạt sau khi sử dụng.

Đối với tủ lạnh lưu ý đặt tủ cách tường ít nhất 10cm. Đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ dao động 3-6 độ C và âm 15 đến âm 18 độ C với chế độ đông lạnh.

Đặc biệt hạn chế mở tủ lạnh vào những ngày này vì mỗi lần mở, tủ lạnh lại gặp một luồng khí nóng khiến chúng phải cân bằng lại nhiệt độ đã thiết lập. Điều này gây tốn nhiều điện năng hơn.

Đảm bảo nguyên tắc rút nguồn thiết bị điện khi không sử dụng

Có một sự thật rằng, các thiết bị điện như máy tính, tivi, loa đài,… ngay cả khi đã tắt đều có thể tốn điện năng. Tuy điện năng tiêu tốn tại thời điểm đó không cao nhưng xét về lâu về dài, số tiền bạn phải bỏ ra cũng nhiều đáng kể. Vì vậy nên lưu ý rút nguồn các thiết bị khi không sử dụng.

Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện

Đối với các thiết bị điện dùng trong gia đình, bạn nên chọn loại bóng đèn tiết kiệm điện, không nên dùng đèn sợi đốt vừa gây nóng bức vừa tốn điện năng. Ngoài ra, nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện.

Thay vì mỗi phòng lắp một thiết bị chiếu sáng, việc dùng chung một bóng sẽ tiết kiệm tối đa lượng điện mà bạn sử dụng.