
Wentretho đưa tin “Khoảng 15p trước khi đột quỵ, cơ thể thường phát ra 4 tín hiệu rõ ràng: Gọi người thân cứu mình ngay” với nội dung:
Các mẹ nào trên 40 tuổi, có người thân ở độ tuổi này hoặc những người bị mỡ máu thì nên đọc bài chia sẻ này ạ. Chồng tôi ngoài 40 tuổi rồi, vừa nhập viện cấp cứu vì đột quỵ trước sự hoang mang lo lắng của cả gia đình. Mẹ chồng tôi sợ tới mức ngất lịm, các con tôi khóc lóc vì sợ mất bố, bản thân tôi hoang mang không biết chuyện gì xảy ra.
Trước khi phải nhập viện cấp cứu chồng tôi chỉ có biểu hiện nhỏ đó là đau đầu mấy hôm nay, và ngủ chảy nước dãi. Tôi còn đùa chồng bảo: Càng già lại càng giống trẻ con nhỉ, ngủ mà nước dãi chảy ra cũng không ý thức được luôn.
Trước giờ chồng tôi luôn khỏe mạnh, không đau ốm gì cả nên mấy biểu hiện đó của chồng chúng tôi chỉ nghĩ do mệt mỏi hoặc thay đổi thời tiết nên vậy thôi. Không ai nghĩ đó lại là dấu hiệu báo trước sự việc của ngày hôm nay.
Rất may vì phát hiện kịp thời, nhà lại gần bệnh viện, đi đêm không tắc đường nên chồng tôi được cấp cứu kịp thời và qua được cơn nguy kịch. Giờ mọi chuyện đã ổn hơn, sức khỏe chồng tôi cũng khá lên nhiều, có thời gian nên tôi lên đây chia sẻ để mọi người biết mà phòng tránh.
Bác sĩ nói nguyên nhân dẫn tới đột quỵ của chồng tôi là do tắc nghẽn mạch máu. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và những người bị mỡ máu. Tuy nhiên đột quỵ giờ trẻ hóa rồi nên nhiều người còn trẻ lắm nhưng cũng mất vì đột quỵ. Tôi khuyên mọi người nên tìm hiểu để nắm rõ về bệnh còn có hướng đề phòng.
Bài viết liên quan Người sống không đơn giản thường ít bạn bè, thậm chí họ chỉ có một mình, vì sao?
Về bệnh tắc nghẽn mạch máu, nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ thì tôi xin chia sẻ như sau:
Mạch máu có ở mọi nơi trên cơ thể chúng ta. Nó không chỉ vận chuyển máu trong cơ thể mà còn đảm bảo cho máu nuôi dưỡng tất cả các cơ quan bên trong, bao gồm cả việc cung cấp oxy.
Nhiều người vì không chú ý đến sức khỏe nên dễ gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạch máu lắm. Khi mà chúng ta ngủ thì tốc độ lưu thông máu trong cơ thể sẽ chậm lại, lý do vì quá trình trao đổi chất lúc ngủ cũng giảm. Một khi hiện mạch máu có vấn đề gì thì buổi sáng thức dậy cơ thể thường có vài biểu hiện dễ nhận thấy như sau. Mọi người hết sức chú ý, đừng chủ quan trước bất cứ dấu hiệu nhỏ nào, vì có thể dấu hiệu nhỏ vậy thôi nhưng lại báo trước sự nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng sắp ập đến, giống chồng tôi đấy ạ.
1. Chóng mặt, nhức đầu
Hầu hết bị chóng mặt nhức đầu mọi người đều nghĩ là do bị cảm cúm hay thay đổi thời tiết hoặc stress quá. Nhưng loại trừ hết những khả năng đó thì có thể là do mạch máu đang bị tắc nghẽn đấy ạ. Khi lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, đau đầu vì không có đủ oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
2. Chảy nước dãi
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ai chả nghĩ chảy nước dãi lúc ngủ là chuyện bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên nếu hiện tượng xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những người trước kia chưa từng ngủ chảy nước dãi thì chúng ta có thể nghĩ tới do khoang miệng đang bị viêm nhiễm. Hoặc nguy hiểm hơn đó là mạch máu của chúng ta đang bị tắc nghẽn. Nguyên nhân vì khi lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh nuốt khiến nước bọt đọng lại trong miệng rồi chảy ra ngoài trong lúc ngủ.
3. Chân tay yếu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khi mạch máu bị tắc nghẽn thì máu lưu thông sẽ chậm lại, chân tay không được cung cấp dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng chân tay yếu, tinh thần kém minh mẫn.
Thường thì lúc ngủ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại sau một ngày dài mệt mỏi. Cơ thể khỏe mạnh thì sáng thức dậy sẽ có cảm giác khoan khoái, nhưng nếu sáng dậy mà thấy chân tay yếu ớt, tinh thần mệt mỏi thì hãy cảnh giác các mẹ nha.
4. Tay chân lạnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sáng thức dậy mà thấy chân tay bị lạnh thì cần nghĩ tới nguy cơ máu lưu thông kém. Nguyên nhân vì máu không cung cấp đủ cho cơ thể nên làm chân tay bị nhiễm lạnh.
Bài viết liên quan 8 biểu hiện của suy thận nếu bỏ qua có thể phải chạy thận cả đời: Hôi miệng dù đã đánh răng sạch sẽ
Các mẹ nên chú ý đến từng dấu hiệu nhỏ của cơ thể bởi đó là cách đơn giản nhất để chăm sóc sức khỏe của bản thân, phòng tránh những căn bệnh không báo trước và chúng ta không lường trước được.
Trước cơn đột quỵ, cơ thể gửi những cảnh báo rất rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
14/7/2020 Vne đưa tin “Những dấu hiệu đột quỵ chết người nếu bỏ qua” với nội dung:
Cơn đột quỵ xảy ra đột ngột, tuy nhiên, trước đó, một tuần đến vài tháng, cơ thể đã phát ra các tín hiệu cảnh báo. Song vì chủ quan hoặc thiếu hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu mà người dân thường bỏ lỡ cơ hội tự cứu chính mình.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Trung Thành, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dấu hiệu cảnh báo sớm và đặc trưng nhất của bệnh lý đột quỵ là cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do sự ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não trong thời gian ngắn.
Các triệu chứng thiếu máu não thoáng qua là một cơn đột quỵ nhẹ, xảy ra nhanh chóng, chỉ một vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ đau đầu, chóng mặt, tay chân tê bì, yếu nửa người, khó nói, khó đi lại, mặt rủ xuống một bên, miệng lệch… Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường nên người bệnh nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi.
Người đột quỵ có thể hồi phục, trở về cuộc sống bình thường nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Ảnh: Thư Anh
Bác sĩ Thành cho biết, khoảng 7% bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 1 tuần và trên 14% những bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó.
“Bỏ qua dấu hiệu này, bạn khiến cái chết do đột quỵ đến gần mình hơn”, bác sĩ Thành nói.
Do đó, khi thấy những bất thường, người bệnh cần ngay lập tức đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn phòng ngừa bệnh đột quỵ trước khi mọi việc trở nên quá muộn. Các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp gồm, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, nếu bệnh nhân hút thuốc lá, nghiện rượu. Hoặc điều trị bệnh lý nền, là nguyên nhân gây ra đột quỵ như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, bệnh lý tăng đông máu…
Đồng thời, người bệnh sẽ phải dùng các loại thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc kháng đông máu để phòng ngừa đột quỵ tái phát thực sự.
Dấu hiệu thứ hai là tăng huyết áp. Bác sĩ Thành cho biết, nếu huyết áp một người ở mức 180 mmHg (người bình thường dưới 140/90 mmHg) là tình trạng sức khỏe ở mức “báo động đỏ”. Hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Người bệnh nếu xuất hiện các tổn thương cơ quan đích như đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, nói khó, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn thì đột quỵ đã cận kề. Đây được coi là tăng huyết áp cấp cứu, cần cấp cứu ngay trong 1-2 giờ. Nếu bỏ lỡ, nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sĩ Thành cảnh báo, tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ: “9/10 người đột quỵ ở Việt Nam có liên quan đến tăng huyết áp. Bị tăng huyết áp mà không biết là sai lầm lớn nhất, nguy hiểm nhất của con người”.
Sơ cứu sai làm tăng di chứng đột quỵ và tỷ lệ tử vong. Năm 2019 bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận 1025 ca đột quỵ, nhưng chỉ 93 trường hợp đến cấp cứu trong khung thời gian có thể tái thông mạch máu. Tức là có đến 90% bệnh nhân đến viện quá muộn, tình trạng đột quỵ đã nặng, bác sĩ không thể can thiệp được nhiều.
Thời gian vàng cứu sống bệnh nhân đột quỵ là từ 0-6 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Song vì thiếu kiến thức, thân nhân người bệnh thao tác sai, thừa. Có trường hợp người nhà cạo gió, bệnh nhân đến tím người, bấm huyệt, châm cứu không hiệu quả, tình trạng nguy kịch hơn mới đưa đến bệnh viện. Nhiều người nhầm lẫn đột quỵ với tụt đường huyết, cho người bệnh ăn uống khiến thức ăn trào ngược vào đường thở rất nguy hiểm.
Bác sĩ Thành khuyên người dân nên chủ động phòng ngừa và tìm hiểu các dấu hiệu đột quỵ để sơ cứu đúng. Quan trọng nhất, phải gọi cấp cứu, đưa vào viện càng nhanh càng tốt khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ. Việc đưa bệnh nhân đến đúng cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị đột quỵ ngay từ đầu sẽ rút ngắn thời gian não bị tổn thương.
Theo bác sĩ Thành, từ năm 2016, điều trị đột quỵ não bằng tái thông mạch máu đã rất phổ biến và được chứng minh hiệu quả cao. Phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch và lấy huyết khối bằng dụng cụ, được áp dụng trong 6 giờ đầu tiên. Tất cả bệnh nhân đều hồi phục tốt, giảm thiểu di chứng đột quỵ tối đa.
Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não là bệnh lý do tình trạng một phần não bị tổn thương đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Tại nước ta, ước tính hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột qụy, khoảng 50% trong số đó tử vong.