
Đây là thông tin chín thống từ Cục An toàn thông tin cảnh báo t.hủ đ.oạn l.ừa đ.ảo t.r.ực tuyến nổi bật tuần qua (từ ngày 17-2 đến 23-2). Thông tin đã được đăng tải trên các trang báo chí chính thống, mọi người chú ý cập nhật để không sập bẫy những chiêu trò ngày càng tinh vi thế này nhé!
1. CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO TỪ CÁC CUỘC GỌI KHÔNG NÓI GÌ
Cục An toàn thông tin cho biết gần đây, nhiều người phản ánh về tình trạng thường xuyên nhận được cuộc gọi từ số lạ nhưng khi bắt máy thì không ai trả lời.
Nguyên nhân có thể do lỗi kỹ thuật hoặc kẻ gian cố tình thực hiện cuộc gọi không lời nhằm khơi gợi sự tò mò, khiến khách hàng gọi lại. Khi đó có thể bị tính phí viễn thông cao bất thường.
Tình trạng trên thường được gọi là “cuộc gọi mồi”, những cuộc gọi trong tích tắc rồi tắt máy, để người dùng thấy cuộc gọi nhỡ mà gọi lại, kết quả sẽ tốn rất nhiều tiền trong vài giây ngắn ngủi mà không nghe đối phương nói gì.
Hình thức lừa đảo này đã từng rất phổ biến tại Mỹ và các nước châu Âu từ thập kỷ trước và hiện đang quay trở lại, gây hoang mang cho khách hàng của các nhà mạng.
2. GIẢ MẠO VIDEO, HÌNH ẢNH BẰNG CÔNG NGHỆ CAO TIẾP TỤC TÁI DIỄN
Mới đây, Bộ Công an đã gửi tin nhắn cảnh báo về việc xuất hiện tình trạng tội phạm mạng lợi dụng hình ảnh, video công khai của người dân để chỉnh sửa, cắt ghép, đe dọa tống tiền bằng các video giả mạo.
Công nghệ deepfake là một nhánh nổi bật của trí tuệ nhân tạo. Nhờ khả năng tái tạo âm thanh và hình ảnh của một người với độ chính xác cao, kẻ gian có thể giả mạo các nhà lãnh đạo trong các cuộc họp trực tuyến, hoặc dựng lên các video, cuộc gọi nhằm lừa đảo tài chính.
Hơn nữa, các chiêu trò này thường khai thác yếu tố tâm lý như sự khẩn cấp, sợ hãi hoặc quyền lực, khiến nạn nhân hành động vội vàng mà không kiểm tra kỹ tính xác thực.
3. LỪA ĐẢO BÁN PIN XE MÁY ĐIỆN
Theo Cục An toàn thông tin, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức, TP Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra ngày 11-12-2024 tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Theo đó, đối tượng lừa đảo được xác định Đỗ Thị Thu Hiền (ngụ tỉnh Hải Dương) làm nhân viên bán xe máy điện và pin xe máy điện của đại lý VinFast tại quận Hà Đông, Hà Nội từ cuối năm 2022. Đến 30-10-2023 thì đại lý đóng cửa nên Hiền nghỉ việc.
Quá trình làm nhân viên bán xe máy điện, Hiền quen biết nhiều khách hàng, sau khi nghỉ việc, khách hàng vẫn liên hệ với Hiền để mua và thuê pin xe máy điện.
Do nghỉ việc không có tiền tiêu xài cá nhân nên Hiền nảy sinh ý định lừa bán pin xe máy điện của hãng VinFast cho người khác để lấy tiền.
Hiền đã sử dụng 1 con dấu giả theo mẫu dấu của đại lý VinFast nhưng lấy địa chỉ tại thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội và tự làm mẫu biên bản bàn giao pin theo mẫu của đại lý bán xe máy điện VinFast rồi dùng con dấu giả đóng vào biên bản.
Sau đó, Hiền dùng biên bản đó giao dịch bán pin xe máy điện cho người khác và chiếm đoạt tiền.
Mời bà con đọc thêm thông tin: Nhận một cuộc gọi… “bay” 4 tỷ đồng
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước cho biết, vừa tiếp nhận đơn của ông T.V.H (SN 1974, ngụ thị xã Chơn Thành, Bình Phước) trình báo về việc nhận được cuộc gọi của một người giới thiệu là nhân viên Ngân hàng A, nói tài khoản ông đang nợ số tiền 58 triệu đồng. Ông H trả lời không liên quan gì đến việc này thì đối tượng giới thiệu ông gặp một người xưng là công an, thông báo ông có liên quan đến đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, rửa tiền.
Sau đó, đối tượng yêu cầu ông dùng điện thoại mở tài khoản ngân hàng rồi cài app do đối tượng cung cấp, chụp ảnh CCCD của ông, xác thực khuôn mặt rồi nạp tiền vào… để họ xác minh! Tiếp đó, đối tượng cho biết tạm thời phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông H. để điều tra (do ông H. cài phải phần mềm giả mạo ngân hàng và xác thực sinh trắc học nên kẻ gian đã chiếm quyền điều khiển điện thoại của ông, dễ dàng chuyển tiền trong tài khoản của ông sang tài khoản của chúng). Để tránh việc ông H. phát hiện, đối tượng còn yêu cầu ông phải tuyệt đối giữ bí mật, không được nói cho bất kỳ ai biết, nếu rò rỉ thông tin sẽ đi tù. Sau khi điều tra xong, nếu ông không liên quan đến tội phạm thì sẽ làm thủ tục mở phong tỏa trả lại tiền cho ông(!).
Do lo sợ và tin tưởng là thật nên ông H đã làm theo các yêu cầu của đối tượng và chuyển hơn 4 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng. Sau khi chuyển tiền như đã hẹn, ông H không thể liên lạc được với đối tượng, kiểm tra mới biết bị mất sạch tiền nên đến cơ quan công an trình báo.
Trước đó, vào cuối năm 2024, chị P.T.T (SN 1983, ngụ huyện Bù Đăng, Bình Phước), cũng có đơn tố giác về sự việc bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, qua số điện thoại một đối tượng giới thiệu là nhân viên Công ty Bảo hiểm B.V, trụ sở TP.Đà Nẵng, nói với chị T. có một thân chủ kiện yêu cầu chị bồi thường bảo hiểm tai nạn ô tô. Khi chị trả lời cả năm chưa ra Đà Nẳng, thì người này giới thiệu chị gặp một người xưng là cán bộ điều tra, thông báo chị liên quan đến một chuyên án rửa tiền qua tài khoản ngân hàng và gửi cho chị 2 quyết định bắt tạm giam nghi can để điều tra kèm theo lệnh phong tỏa tài sản. Lo sợ, chị T.đã thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng và bị chúng chiếm đoạt số tiền gần 600 triệu đồng. Phát hiện mình bị lừa, chị T. đã đến Công an tỉnh Bình Phước trình báo.
Chị V.T.S (SN 1980, ngụ Đồng Xoài, Bình Phước), bán hàng quần áo online, bị một người xưng là cán bộ thuế gọi điện rồi thông báo chị bị thiếu thuế, lên làm lại hồ sơ. Khi chị trả lời cuối năm buôn bán bận rộn thì người này nói hỗ trợ chị làm online, không phải ra ngân hàng đóng thuế. Khi chị S. làm theo, cài app theo hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản để cán bộ kiểm tra, chụp xác nhận sinh trắc học… cuối cùng chị S bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng trong tài khoản.