Đặt gà cúng lên bàn thờ ngày Tết, đầu quay ra hay quay vào mới đúng?

Khi đặt gà cúng, gia chủ nên chú ý tới hướng đầu của gà vì nó cũng thể hiện ý nghĩa nhất định.

Trong mâm cỗ cúng ngày Tết, gà luộc là món không thể thiếu. Gà cúng thường là gà trống thiến nguyên con luộc chín, phần cánh được buộc tạo hình, mỏ ngậm hoa hồng đỏ (có thể có hoặc không) để tạo dáng đẹp mắt. Gà được bày ngay ngắn trên mâm cỗ thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với tổ tiên, thần linh.

Gà cúng cần được chuẩn bị khá tỉ mỉ. Tuy nhiên, việc đặt gà cúng lên bàn thờ không được làm tùy tiện. Không phải ai cũng biết gà nên được đặt ở vị trí nào, đầu quay ra ngoài hay quay vào trong mới đúng.

Đặt gà cúng trên bàn thờ ngày Tết, đầu nên quay ra hay quay vào?

Đầu gà cúng quay ra hay quay vào sẽ phụ thuộc vào vị trí đặt gà là ở bàn thờ hay ngoài trời và thời điểm cúng.

– Gà cúng gia tiên

Theo một số chuyên gia văn hóa, gà cúng đặt trên ban thờ gia tiên nên quay đầu vào trong, hướng về phía bát hương. Vị trí đặt gà này mang ý nghĩa “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”.

Gà cúng tổ tiên ở trong tư thế chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên, miệng há.

Để đầu gà hướng vào trong trông sẽ đẹp hơn và cũng mang ý nghĩa tốt. Đầu gà hướng ra ngoài thể hiện gà không chầu, không mang sự thành kính.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không quá quan trọng về hướng quay của đầu gà cúng.

– Gà cúng giao thừa

Theo quan niệm dân gian, mỗi năm Thiên đình lại thay đổi toan bộ quan quân trông coi hạ giáo. Lễ cúng giao thừa chính là để tiễn quan cai quản năm cũ và đón quan cai quản năm mới. Trong trường hợp này, đầu gà hướng ra ngoài để thể hiện sự chào đón với quan Hành Khiển của năm mới.

– Gà cúng Thổ Địa, Thần Tài

Cách bày gà cúng trên bàn thờ Thổ Địa, Thần Tài thì nên để giống bàn thờ gia tiên. Tức là gà nên để quay đầu bát hương.

Tùy theo vị trí đặt gà cúng mà đầu gà có thể quay ra hoặc quay vào. Mỗi cách đặt thể hiện một ý nghĩa riêng.

Vì sao dùng gà trống để cúng?

Bài viết liên quan  Điều tra phụ huynh vì giao xe cho con gây tai nạn  

TS Trần Long, nguyên Trưởng bộ môn Văn hoá Việt Nam, khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ trên báo điện tử VTC New rằng tập tục dùng gà trống trong việc cúng tế có từ thời phong kiến Việt Nam. Đây là thời điểm tư tưởng Nho giáo dễ chiu phối xã hội.

Trong Nho giáo, ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín được đề cao. Các nghi thức lễ cũng được quy vào ngũ thường này.

Người xưa dùng gà trống vì cho rằng loại này thể hiện đủ các phẩm chất ngũ thường. Khi tìm được mồi, gà trống sẽ gọi gà mái và gà con cùng đến ăn. Đây là biểu hiện của Nhân – là đạo lý làm người phải biết yêu thương, sẻ chia.

Gà trống có mào to đẹp trông giống như đang đội một chiếc mũ trang trọng. Hình ảnh này tương tự như các quan thượng triều đội mão. Đây là biểu hiện của Lễ, tức là tuân thủ các lễ nghi, giữ đúng tôn ti, có sự kính trên nhường dưới. Trong xã hội phong kiến, mão quan được phân theo cấp bậc, từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Tùy vào vị trí mà con người phải biết cách ứng xử cho đúng lễ.

Bên cạnh đó, gà khi được người nông dân cho ăn 3 ngày thì sẽ ở lại. Đây được coi là biểu hiện của Nghĩa, tức là biết trọng tình nghĩa, biết đền đáp công ơn của người đã giúp đỡ mình.

Gà trống còn là biểu tượng của Dũng, tức là sự dũng cảm, không sợ thắng thua. Gà trống luôn chiến đấu hết mình trong các trận đấu. Nếu thắng, chúng sẽ không thi đấu nữa khi gặp lại đối thủ cũ. Điều này thể hiện sự dám làm dám chịu, biết chấp nhận thất bại.

Gà trống đều đặn gáy từ tờ mờ sáng để đánh thức con người, thể hiện chữ Tín, phẩm chất đáng tin cậy.

Cách luộc gà cúng đẹp không rách da, thịt ngọt săn chắc chuẩn như nhà hàng nhờ mẹo пày

Gà cúng đặc biệt rất quan trọng từ kỹ thuật vặt lông, tới cách buộc gà cánh tiên và cách luộc. Bởi gà cúng buộc dáng cánh tiên nên khi luộc càng cần chú ý hơn gà luộc thông thường để đảm bảo hình thức đẹp, không rách da, khi ăn vẫn ngon.

Bài viết liên quan  Bão Man-yi mạnh lên cấp siêu bão, dự báo miền Trung sắp hứng mưa lớn  

Đĩa gà cúng vô cùng quan trọng trong mâm lễ của người Việt, nên những người nội trợ đảm đang sẽ thấy vô cùng áy náy nếu luộc gà cúng không đẹp.

Chọn gà cúng

Quan niệm cúng gà trống đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người nên bạn nhớ chọn gà trống tơ không đạp mái. Gà sau mổ còn khoảng 1,2-1,5kg là đẹp nhất để cúng không bị quá to không quá nhỏ. Gà còn sống tầm 2kg sau khi thịt hao mất 5-6 lạng lông, lòng mề nội tạng. Gà cúng gia tiên nên nhớ lấy cả bộ lòng về luộc cùng để không bị “thiếu”.

Hiện nay dịch vụ thịt gà rất nhanh tiện nên bạn chỉ cần chọn gà không phải làm thịt. Bạn cần chọn gà mào đỏ, nhúa cao đều, lông mượt bóng, mỏ không có nước, mắt nhanh, gà khỏe, ức gà căng nhưng diều không căng. Cựa gà vừa phải không dài, không thâm tím.

Còn với gà thịt sẵn thì chọn con có da màu vàng nhạt tự nhiên, lớp da mỏng đều toàn thân, thịt săn chắc, phao câu nhỏ, có ít mỡ ở phần cổ và phần đùi.Nếu bạn không thuê được người mổ và làm gà cánh tiên thì có thể tham khảo cách tự làm sau:

Gà cúng không nên mổ phanh vì sẽ xấu mà cần mổ moi, tức chỉ moi một phần nhỏ bụng sau gà để lấy nội tạng. Chú ý cắt tiết gà để tránh bị thâm máu, gà sẽ bị đen cổ. Để tạo dáng gà chầu cánh tiên, cần lấy dao sắc rạch hai bên cổ gà, nhét phần cánh về phía miệng thông qua hai đường này. Nếu thích dáng gà bay, hãy bẻ nhẹ hai cánh gà về phía lưng, buộc cố định phần khớp xương của hai cánh lại với nhau. Tránh buộc chặt quá sẽ tạo vết hằn đứt trên cánh.

Kỹ thuật luộc gà đẹp và ngon

Vì gà cánh tiên sẽ không lật dở trong quá trình luộc nên bạn cần chuẩn bị nồi rộng để dáng gà giữ tốt nhất và đẹp nhất.

Đặt gà vào đĩa rồi đặt vào nồi cho dáng gà ngay ngắn. Lót đĩa ở dưới để bụng gà không bị rách.

Để gà ngon, bạn chuẩn bị siêu nước sôi đủ ngập gà. Bởi nếu không ngập gà thì phần da gà sẽ không đều màu không đẹp và để không phải lật gà tránh bị xước da.

Bài viết liên quan  Vĩnh biệt chú, mới đầu tháng khán giả cả nước vẫn còn thấy chú vậy mà, đời sao mà vô thường quá  

Đặt gà vào nồi, sau đó rót nước sôi vào bật bếp. Cho nước sôi để da gà co nhanh lại thì thịt gà bên trong sẽ ngọt. Để nước sôi lại thì bật liu riu om gà chín trong nhiệt tầm 70 độ C, tránh để nước sôi bùng lên gà sẽ bị rách da và thịt bị khô lớp ngoài mà lớp trong chưa chín. Nhiều người thường cho gà vào từ nước lạnh nhưng cách đó khiến nước gà tiết ra nên thịt hay bị khô và giảm ngọt.Gia vị luộc gà: Gà bình thường thì bạn có thể thêm hành nướng, gừng, lá chanh vào nước luộc để gà thơm. Nhưng với nhiều gia đình khi thờ thì có kiêng vị hành tỏi. Do đó bạn cần chú ý quan niệm của gia đình để có nên nêm gia vị hành tỏi không. Nếu không kiêng thì bạn nướng hành củ, gừng củ rồi rửa lớp đen cháy do nướng, thả vào nồi, nêm bột nêm, mì chính để nước thơm gà ngọt hơn.

Lòng tiết nên nhớ đặt cùng gà cúng. Nhưng để lòng tiết không làm xấu màu da gà thì bạn nên luộc chúng ở nồi riêng. Đun nước sôi thả lòng tiết vào và om tầm 80 độ C khoảng 10 phút là được. Vớt lòng tiết ra đặt dưới đáy đĩa.

Gà om tầm 30 phút là chín tùy theo kích thước gà, gà tầm 1,5kg om tầm 30 phút là gà đủ chín. Vớt gà ra gà sẽ không bị nứt da, dáng gà nguyên vẹn vì không bị chọc đũa, lật dở và thịt gà chín đều trong ngoài không bị khô thịt.

Vớt gà và tạo màu gà đẹp

Khi gà chín, vớt gà ra bạn có thể đặt gà vào thau nước đá lạnh to để gà nhanh săn lại. Muốn màu da gà bóng đẹp hơn bạn có thể quét một lớp nước mỡ nghệ để da gà vàng hơn. Tuy nhiên khi bạn chọn gà ngon màu da gà vàng tự nhiên trông sẽ đẹp và ăn ngon hơn là quét nước mỡ nghệ. Gà luộc xong thịt chín, ngon mềm, không rách da, gà cúng đẹp săn chắc, khi chặt ra ăn thịt chín đều ăn ngọt và mọng nước. .