Nữ giáo viên tiểu học trình báo bị 2 nam giới làm ‘hành động không thể chấp nhận’ giữa sân trường

Sự việc khiên dư luận xôn xao gần đây khi một cô giáo dạy tiểu học ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa bất ngờ phản ánh đã bị 2 đối tượng nam giới lao vào lớp học để hành hung, sau đó xé áo làm nhục giữa sân trường.

Theo thông tin đăng tải trên báo chí, tối 23/12, chị N.TM.K., giáo viên Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 (thành phố Nha Trang), cho biết, đã trình báo đến cơ quan chức năng, đề nghị xử lý vụ việc chị này bị làm n.h.ụ.c trong trường học.

Theo đơn trình báo của chị K., hơn 15h ngày 23/12, khi chị đang dạy tại lớp 1/1 của trường đã bị 2 người đàn ông xông vào lớp h/à/n/h h/u/n/g rồi l/ô/i ra giữa sân trường làm /n/h/ụ/c.

hình ảnh

Trường tiểu học Vĩnh Phước 1 nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: DT)

“Dù có nhiều người can ngăn, nhưng 1 người đàn ông vẫn x/é á/o khiến tôi phải h/ớ h/ê/n/h toàn bộ t/h/â/n t/h/ể trước mặt nhiều người”, chị K. trình bày.

Chị K. thông tin, 2 người đàn ông trên là chồng và con trai của một giáo viên cùng trường tên M..

Trước đó, chị này có chơi huê và vay của chị M. một số tiền khá lớn. Giấy nợ được ký vào ngày 8/8 giữa chị K. và giáo viên trên là hơn 1,2 tỷ đồng. Thời hạn tất toán số nợ vào ngày 30/4/2025.

Theo lời chị K., sau đó qua quá trình đối chiếu, kiểm tra phát hiện một số điểm chưa hợp lý về số nợ 1,2 tỷ đồng nên chị đề nghị giáo viên M. cung cấp thêm giấy tờ. Từ đó, giữa 2 người xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến lời qua tiếng lại. Đỉnh điểm của vụ việc là chồng và con trai của giáo viên M. đến tận trường học để h.à.n.h h.u.ng chị K..

“Nếu tôi không có khả năng trả nợ theo đúng hạn đã cam kết thì bà M. có quyền khởi kiện tôi tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chứ không phải có những hành vi vi phạm pháp luật và lan truyền thông tin sai lệch về tôi”, chị K. nói.

Ngay sau khi bị h/à/n/h h/u/n/g, chị K. đã đến Công an phường Vĩnh Phước để trình báo.

Bà Huỳnh Thị Hồng Quyên, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Phước 1, cho biết, có nắm được sự việc trên và đang chờ công an xử lý.

hình ảnh

Ngày 24/12, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh vụ việc giáo viên N.T.M.K. tại Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1 tố cáo bị chồng và con trai của đồng nghiệp làm nhục giữa sân trường.

Theo ông Minh, nếu phát hiện sai phạm, các bên liên quan sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phía giáo viên M. cho biết, vào năm 2020, giữa bà và cô K. có phát sinh việc vay mượn tiền.

Đến ngày 8/8, hai bên chốt lại số tiền giáo viên K. vay là hơn 1,2 tỷ đồng, có đại diện Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1 làm chứng.

Bà M. thừa nhận vào chiều 23/12, chồng và con trai bà đã đến trường để “nói chuyện” với giáo viên K., nhưng phủ nhận việc xông vào lớp h.à.n.h hu.n.g như tố cáo. Bà cho biết, con trai chỉ n.ắ.m á.o cô K. làm rơi một cúc áo, không có hành vi x.é á.o hay h.à.nh hu.ng.

Ngược lại, giáo viên K. khẳng định bị chồng và con trai của bà M. x.ô.n.g vào lớp h.ành h.ung và l.ô.i ra giữa sân trường là.m nh.ục, khiến cô phải h.ớ h.ê.nh trước mặt nhiều người.

Giáo viên K. thừa nhận có vay mượn số tiền lớn từ bà M. nhưng không có khả năng chi trả. Cô cho rằng có sự không khớp giữa các chứng từ và giấy xác nhận nợ, cáo buộc bà M. ghi khống một số tiền để ép cô trả.

Bà M. phủ nhận cáo buộc này, khẳng định đã ghi đầy đủ số tiền mượn và không có hành vi đe dọa như phản ánh của cô K..

Lãnh đạo Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1 cho biết, cả hai giáo viên liên quan đã xin phép nghỉ vào sáng 24/12. Hiệu trưởng nhà trường sẽ làm việc với phòng giáo dục và công an để xử lý vụ việc.

Ông Cao Đình Trung, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang, xác nhận cơ quan công an đã vào cuộc điều tra.

Sau khi có kết quả, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ căn cứ để xử lý các cá nhân và tập thể nếu có vi phạm.

Giáo viên, với vai trò là người truyền đạt tri thức và định hướng giá trị sống cho học sinh, cần luôn giữ vững chuẩn mực đạo đức, không chỉ trong công việc mà cả trong các mối quan hệ cá nhân. Trong đó, vấn đề vay mượn tiền bạc, dù nhỏ hay lớn, cũng cần được xử lý một cách sòng phẳng, rõ ràng để duy trì uy tín và phẩm chất đạo đức.

Vay mượn là chuyện thường tình trong cuộc sống, nhưng đối với giáo viên, cách hành xử trong vấn đề này phản ánh trực tiếp sự trung thực và trách nhiệm cá nhân. Việc thiếu minh bạch hoặc không giữ lời hứa trong chuyện vay mượn có thể gây tổn hại đến hình ảnh của giáo viên, làm mất niềm tin từ đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn làm suy giảm sự tôn trọng đối với nghề giáo.

Giữ vững chuẩn mực đạo đức trong tài chính, cụ thể là sự sòng phẳng trong vay mượn, là cách giáo viên thể hiện sự mẫu mực. Điều này không chỉ bảo vệ danh dự của bản thân mà còn lan tỏa thông điệp tích cực về giá trị sống, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và nhân văn.