Người đàn ông qua đời vào sáng sớm dù đang khỏe mạnh, bác sĩ cảnh báo ‘5 không làm’ khi trời lạnh

Sau sự việc đáng tiếc xảy ra với người đàn ông 56 tuổi. Các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo khẩn cấp gửi đến tất cả mọi người đặc biệt chú ý về những việc làm sai lầm khi thức dậy vào buổi sáng trời lạnh.

Cụ thể là mới đây, một người đàn ông (ở Trung Quốc) đã qua đời đột ngột vào sáng sớm 19/12 ở tuổi 56. Nguyên nhân cái c.h.ế.t được bác sĩ xác định  là nhồi máu cơ tim cấp nghi do thời tiết lạnh. Trước đó, nam bệnh nhân không có biểu hiện bất thường. 

Theo thông tin đăng tải trên China Times, từ sự việc đáng tiếc này, chuyên gia chăm sóc tích cực Hoàng Hiên đã đưa ra 5 lưu ý để tránh nguy cơ gặp bất ổn sức khỏe vào mùa lạnh dành cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là người từ 50 tuổi càng cần lưu ý kĩ hơn vì độ tuổi này sức khỏe không còn được như giai đoạn trước đó nữa, rất dễ gặp biến cố trước những tác động từ bên ngoài.

hình ảnh

Không đột ngột rời khỏi chăn

Vào mùa đông, bạn hãy từ từ thức dậy, không vội vã ra khỏi giường. Nếu bạn đột nhiên cởi bỏ lớp chăn ấm để cơ thể tiếp xúc ngay với không khí lạnh mà không có sự phòng vệ, lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng, mạch co lại dẫn đến tăng nguy cơ tử vong đột ngột. Bạn nên khoác áo ấm luôn để tránh đột tử do chênh lệch nhiệt độ quá lớn sau khi ra khỏi chăn. 

Không để cơ thể ngấm khí lạnh sau khi tắm nước nóng

Tắm nước nóng trong thời tiết lạnh đem lại cảm giác khoan khoái. Tuy nhiên, khi bạn bước ra khỏi nguồn nước nóng, cơ thể không có sự bảo vệ nào. Những giọt nước nóng trên da tiếp xúc với không khí lạnh buốt sẽ gây hại cho cơ thể. Bởi vậy, hãy đảm bảo phòng tắm đủ ấm, để khăn gần nơi tắm để có thể lau sạch những giọt nước đọng và nhanh chóng mặc quần áo. 

Không để tai và cổ lạnh

Khi mặc quần áo vào mùa đông, mọi người thường hay bỏ qua một số bộ phận. Đôi tai mỏng và thiếu độ ấm của lớp mỡ dày trong cơ thể, cổ tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm, mạch máu nhỏ ở đầu và cơ thể. Một chiếc khăn quàng cổ và bịt tai có thể đảm bảo sức khỏe cho bạn, tránh những biến cố sức khỏe. 

hình ảnh

Không mặc quá ít lớp quần áo  

Có bệnh nhân đột tử tim được cấp cứu khi trên người chỉ mặc 1 áo phông và 1 áo khoác. Vào mùa đông, bạn nên áp dụng phương pháp mặc áo kiểu bánh sandwich. Theo đo, lớp áo trong cùng có tác dụng thấm mồ hôi, áo len ở giữa để giữ nhiệt, lớp áo khoác ngoài cùng có tác dụng chống gió, chống thấm nước. Nếu mặc không đúng cách, cơ thể dễ bị giảm thân nhiệt, ảnh hưởng sức khỏe tim mạch. 

Không tập thể dục khi chưa khởi động

Nhiều trường hợp đột tử khi tập thể dục do một số nguyên nhân như không khởi động, dừng đột ngột khi đang tập cường độ cao, ở trong môi trường thiếu oxy trên núi cao. 

Ở người bình thường, khi vận động gắng sức, cung lượng tim (lượng máu được tim bơm đi mỗi phút) tăng gấp 6-7 lần so với trạng thái nghỉ ngơi để có thể đáp ứng đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Đồng thời lưu lượng máu đến cơ cũng tăng lên. 

Khi môi trường bên ngoài lạnh, mạch máu sẽ xuất hiện phản xạ chống cự và co lại. Nếu việc vận động diễn ra đột ngột, lượng máu về tim chắc chắn sẽ không đủ, có thể dẫn đến nguy cơ đ/ột t/ử.

hình ảnh

Vì sao đ.ột t.ử thường xảy ra nhiều vào mùa lạnh, nhất là những người từ 50 tuổi đổ lên

Đột tử là tình trạng tử vong xảy ra bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước, thường gây ra nỗi bàng hoàng và đau xót cho gia đình và xã hội. Mùa lạnh là thời điểm tỷ lệ đột tử gia tăng đáng kể, đặc biệt ở nhóm người từ 50 tuổi trở lên. Điều này xuất phát từ những yếu tố liên quan đến sức khỏe, môi trường và lối sống. Dưới đây là những lý do giải thích hiện tượng này.

1. Ảnh hưởng của thời tiết lạnh đến hệ tim mạch

 

Mùa đông với nhiệt độ thấp gây ra những thay đổi đáng kể trong cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Khi trời lạnh, các mạch máu co lại để giữ nhiệt, dẫn đến huyết áp tăng cao. Đây là một áp lực lớn lên tim, đặc biệt ở người lớn tuổi vốn đã có hệ tim mạch suy yếu hoặc mắc các bệnh lý như cao huyết áp, bệnh mạch vành, hoặc xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, thời tiết lạnh cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ – hai nguyên nhân hàng đầu gây đột tử. Những biến cố này thường xảy ra đột ngột và không kịp cấp cứu, đặc biệt khi nạn nhân ở một mình.

2. Suy giảm khả năng thích nghi của cơ thể ở người cao tuổi

 

Người từ 50 tuổi trở lên thường có sức đề kháng giảm, khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém hơn so với người trẻ. Khi nhiệt độ giảm mạnh, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để duy trì sự ổn định. Điều này dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi quá mức và suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng, bao gồm tim và phổi.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hoặc suy thận, khiến cơ thể càng khó đối phó với thời tiết khắc nghiệt. Những yếu tố này tạo điều kiện để các biến cố sức khỏe nguy hiểm xảy ra.

3. Thói quen sinh hoạt không phù hợp trong mùa lạnh

 

-Tắm nước lạnh hoặc tắm đêm: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm nước lạnh hoặc tắm khuya có thể gây co mạch, tăng huyết áp và dẫn đến biến cố tim mạch.

 

-Vận động quá sức: Nhiều người duy trì thói quen tập thể dục vào sáng sớm, nhưng trong thời tiết lạnh, vận động khi cơ thể chưa đủ ấm có thể làm tăng áp lực lên tim, dẫn đến ngưng tim hoặc đột quỵ.

 

-Sử dụng thiết bị sưởi không an toàn: Việc sử dụng lò sưởi hoặc đốt than trong không gian kín làm tăng nguy cơ ngộ độc khí CO, gây ra tử vong đột ngột.

4. Thiếu chú ý đến các dấu hiệu sức khỏe

 

Ở người cao tuổi, các triệu chứng cảnh báo như đau ngực, khó thở, chóng mặt hoặc mệt mỏi thường bị xem nhẹ hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện tuổi già thông thường. Điều này khiến việc phát hiện và điều trị các bệnh nguy hiểm như bệnh mạch vành, rung nhĩ hoặc suy tim không được thực hiện kịp thời, làm tăng nguy cơ đ.ộ.t t.ử.