Trường hợp này đã có trong thực tế, con dâu mất quyền thừa kế di chúc từ bố mẹ chồng khi tình huống bất ngờ xảy ra. Đây là kiến thức pháp luật liên quan mật thiết đến đời sống nhưng nhiều người lại không biết. Mình đọc được trên báo nên chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng hiểu rõ nhé!
Cụ thể, trường hợp này như sau:
Năm 2023, bố mẹ chồng có di trúc để lại toàn bộ tài sản cho chồng cô ấy. Tuy nhiên, giữa năm 2024, người chồng không may mất do tai nạn giao thông, trong khi bố mẹ chồng còn sống. Câu hỏi được đặt ra là cô ấy và các con có được hưởng thừa kế thay cho chồng theo di trúc đó không hay là phải chia cho cả các anh chị em nhà chồng?
Theo Luật gia Trần Văn Hiếu- Chi hội Luật gia (Đoàn luật sư Hà Nội), tại Điều 624 (Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Tuy nhiên, đối với trường hợp người thừa kế mất trước người lập di trúc thì di trúc đã được lập mặc nhiên không có hiệu lực.
Căn cứ điểm a (khoản 2, Điều 643, BLDS 2015) về hiệu lực của di trúc thì: “Di trúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc là một phần trong trường hợp người thừa kế theo di trúc c/h/ế/t trước hoặc là c/h/ế/t cùng thời điểm với người lập di trúc”.
Chồng bạn là người thừa kế duy nhất theo chỉ định trong di trúc, do anh ấy mất trước người lập di chúc nên di trúc này không còn hiệu lực. Nếu như bố mẹ chồng không lập một bản di trúc mới thì khi ông bà mất đi di sản sẽ được chia theo pháp luật.
Theo đó, những người cùng hàng thừa kế sẽ được ưu tiên hưởng phần di sản bằng nhau bao gồm là bố mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản. Do chồng bạn mất trước nên là các con của bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị từ cha theo Điều 652 (BLDS 2015)
Điều luật này quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản c/h/ế/t trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng c/h/ế/t trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Từ các quy định trên có thể thấy, bạn sẽ không được thừa kế thế vị từ người chồng. Trước đây, di sản là để lại toàn bộ cho chồng bạn, còn bây giờ khi anh ấy mất thì quyết định sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ chồng của bạn.
Chú ý: Theo quy định hiện hành, con dâu và con rể không nằm trong hàng thừa kế theo pháp luật, không có quyền thừa kế từ di sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nếu họ không để lại di chúc.
Trong thực tế, nhiều trường hợp con dâu và con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong thời gian dài, đóng góp nhiều công sức chăm sóc gia đình, phụng dưỡng cha mẹ và xây dựng tài sản chung.
Tuy nhiên, khi hôn nhân gặp trục trặc và buộc phải ly hôn, hoặc vợ hay chồng mất trước thì họ thường ra đi tay trắng do tài sản có giá trị như nhà đất đứng tên cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng.
Trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất bổ sung quy định cho phép con dâu và con rể được hưởng thừa kế. Mặc dù những ý kiến này đã được bàn bạc, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có quy định chính thức trong pháp luật hiện hành về việc con dâu và con rể được hưởng thừa kế.
Cụ thể, liên quan đến thừa kế tài sản, trong đó có đất đai, quyền thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, có hai trường hợp thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 624 của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Do đó, nếu có di chúc hợp pháp, người để lại di sản có thể chỉ định tài sản cho bất kỳ ai, bao gồm cả con rể và con dâu.
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Điều 651 cũng quy định, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mặt khác, Điều 652 quy định, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, con dâu và con rể không được hưởng thừa kế tài sản theo pháp luật của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nếu họ không để lại di chúc.