Đầu tiên, hãy để tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện đã xảy ra với chính cuộc đời của tôi nhé!
Tôi từng là một người sống vì cái nhìn của người khác. Lúc nào tôi cũng cố tỏ ra mình là người thành đạt, giàu có, dù thực tế tôi chỉ là nhân viên văn phòng bình thường với mức lương đủ sống. Nhưng vì sĩ diện, tôi luôn muốn mình nổi bật trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí cả những người không quen biết.
Tôi nhớ lần đầu tiên “đốt tiền” vì sĩ diện là trong một bữa tiệc liên hoan công ty. Thấy đồng nghiệp gọi món đắt tiền, tôi cũng mạnh dạn chọn những món giá cao nhất trong thực đơn, dù biết mình chẳng thích thú gì với chúng. Khi đến phần thanh toán, tôi còn hùng hồn tuyên bố: “Để tôi mời mọi người!”. Hóa đơn hơn 5 triệu đồng khiến tôi toát mồ hôi, nhưng tôi vẫn gượng cười như không có gì xảy ra. Trong lòng, tôi chỉ mong mọi người nhìn mình với ánh mắt ngưỡng mộ.
Sau đó, tôi tự nhủ: “Đôi khi phải chi tiêu như vậy để giữ thể diện.” Nhưng sự thật, đó chỉ là khởi đầu của một chuỗi quyết định tốn kém và sai lầm.
Bạn bè tôi dần quen với hình ảnh một “tôi” hào phóng, lịch thiệp, luôn có mặt trong những sự kiện sang trọng. Vì không muốn “mất mặt,” tôi liên tục đổ tiền vào những thứ không cần thiết. Tôi mua quần áo hàng hiệu, dù chúng khiến tôi phải ăn mì gói cả tháng. Tôi đổi điện thoại đời mới nhất, chỉ để được bạn bè trầm trồ, dù chiếc điện thoại cũ vẫn còn dùng tốt. Tôi thậm chí còn vay tiền để mua một chiếc xe tay ga đắt đỏ, chỉ vì không muốn đi làm bằng chiếc xe cũ kỹ.
Những bữa tiệc, những buổi cà phê xa xỉ, những lần “chịu chơi” ở quán bar đã trở thành thói quen. Tôi sống trong một vỏ bọc hào nhoáng, nhưng bên trong là sự trống rỗng và lo lắng về tài chính. Có tháng, tôi phải vay tiền đồng nghiệp để trả nợ thẻ tín dụng. Nhưng thay vì dừng lại, tôi tiếp tục chi tiêu nhiều hơn, như thể đang cố chứng minh điều gì đó với mọi người.
Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm trong lần tổ chức sinh nhật lần thứ 30 của tôi. Để gây ấn tượng, tôi đã thuê một nhà hàng lớn, mời hơn 30 người bạn, trang trí tiệc thật lộng lẫy. Tôi muốn ai cũng phải nhớ đến bữa tiệc này và nói rằng tôi “chơi đẹp.” Hóa đơn cuối cùng là hơn 40 triệu đồng – gần bằng 3 tháng lương của tôi. Số tiền đó, tôi phải trả góp trong 6 tháng liền, kèm theo những khoản nợ khác.
Nhưng điều khiến tôi cay đắng nhất là phản ứng của những người tôi mời. Họ đến, ăn uống, chụp ảnh check-in, cười đùa rồi ra về, để lại một mình tôi dọn dẹp và thanh toán. Chẳng ai thực sự quan tâm đến tôi, ngoài những lời bình phẩm hời hợt về bữa tiệc. Một người bạn thân thậm chí còn nói sau lưng tôi: “Đúng là sĩ diện hão, chơi vậy để làm gì trong khi mình cũng đâu phải giàu có.”
Những lời đó như gáo nước lạnh tạt vào mặt tôi. Lần đầu tiên, tôi nhận ra tất cả những nỗ lực “chứng tỏ bản thân” của mình chỉ khiến tôi trở thành trò cười. Người ta không ngưỡng mộ tôi; họ coi tôi là một kẻ ngu ngốc, sống vì cái nhìn của người khác.
Sau tất cả, tôi nhận ra, nếu thật sự không phải người giàu thì đừng tiêu tiền vào 5 thứ này, các bạn thấy có đúng không nhé!
1. Đừng tiêu iền để lấy thể diện
Có nhiều người thường chú trọng vào thể diện của bản thân. Tuy nhiên, thể diện là do chính bản thân biểu hiện ra chứ không phải ai khác. Đối với một người mà nói, bản thân phải tự biết tôn trọng chính mình thì mới mong người khác tôn trọng.
Trong xã hội ngày nay thì nhiều người quá coi trọng thể diện. Khi không buông được thể diện xuống, thời gian lâu dài sẽ khiến cơ hội thành công cũng theo đó mà mất đi.
2. Đừng tiêu tiền để cố gắng chứng tỏ bản thân mình đáng ngưỡng mộ
Chúng ta vẫn thường nghe câu: Thùng rỗng kêu to, một người càng thiếu đi cái gì thì họ lại càng thích thể hiện bản thân ở phương diện đó. Họ cũng ý thức được rõ ràng bản thân còn yếu kém, nhưng vì sĩ diện nên sẵn sàng khua môi múa mép.
Họ thường nói chiếc ô tô trong nhà giá trị bao nhiêu, căn nhà lớn thế nào, con cái giỏi giang ra sao…Người quân tử đạo đức cao thượng rất hiểu cách ẩn giấu đạo đức, bên ngoài trông như một người ngu ngốc, chậm chạp.
3. Đừng tiêu quá nhiều tiền vào việc ăn uống
Thỉnh thoảng chúng ta có thể bắt gặp những người yêu thích vui chơi giải trí, nhậu nhẹt. Họ có thể dành cả ngày ở quán nhậu, nói những chuyện trên trời dưới biển, xếp hàng dài để mua được món ngon.
Đối với người giàu, thời gian của họ là tiền bạc. Trong suy nghĩ của người giàu có, thời gian quý giá như sinh mạng. Do vậy, họ không chi tiêu thời gian một cách hào phóng vì những điều nhỏ nhặt đó. Họ sẵn sàng dành thời gian quý báu của bản thân để học tập, đầu tư kiến thức và kết giao với những người thành công.
4. Cuộc sống sinh hoạt đừng lãng phí
Trong cuộc sống hàng ngày, có ngiều người chi tiêu quá mức sức khỏe cũng như tiền bạc để đạt được ước mơ. Những người truy cầu danh lợi với mong muốn có nhiều tiền, làm rạng rõ tổ tông. Họ sẵn sàng chi tiêu hết thảy mọi thứ.
Chính những điều này sẽ khiến họ chỉ có thể hưởng thụ tương lai tốt đẹp trên giường bệnh mà thôi.
5. Đừng tốn thời gian quý báu cho những điều vô ích
Thời gian quý hơn tiền bạc. Thời gian là vô hạn nhưng trong cuộc sống của chúng ta là hữu hạn. Nếu một người không biết trân quý thời gian, đánh mất rồi chẳng thể nào lấy lại được. Đối với người giàu có mà nói, họ coi trọng thời gian hơn sinh mệnh bản thân.