Bạn đã bao giờ nghe về khái niệm những người \’chồng 0 đồng chưa\’. Hôm nay, tôi sẽ nói cho bạn biết về chân dung những người chồng 0 đồng trong xã hội hiện đại!
Chồng 0 đồng không phải chồng miễn phí đâu. Chồng 0 đồng là chồng vô giá…trị. Một người chồng mà chẳng đóng góp bất cứ một giá trị nào cho cuộc hôn nhân này.
Vâng, tôi sai, nhiều người đọc đến đây sẽ nói không có anh thì làm sao cô ấy sinh ra những đứa con xinh xẻo thế này? Chẳng thế mà nhiều chị em vẫn nói: Phụ nữ cưới chồng lãi nhất đứa con. Nhưng là đàn ông, tôi nghe câu này không thấy vui mà chỉ thấy chua chát quá.
Nhiều người đàn ông sinh con nhưng chưa bao giờ thành cha. Bởi làm cha bắt đầu từ làm chồng. Một ông chồng 0 đồng thì cũng chẳng thể làm một người cha có giá trị đâu, đó cũng lại là một người cha 0 đồng mà thôi!
Phụ nữ sinh con là 9 tháng 10 ngày bầu bì ốm nghén. Dứt ruột mình mà đẻ. Còn đàn ông, thứ giúp đàn ông trở thành một người cha phải bắt đầu từ cách anh ta làm chồng. Bởi con anh nhìn cách anh đối xử với mẹ chúng để yêu kính anh, để học làm đàn ông, học hiểu về đàn ông.
Phụ nữ có thể làm vợ tệ nhưng luôn có thể làm mẹ tốt. Thậm chí tôi biết nhiều người phụ nữ làm mẹ là quên cả làm vai trò vợ. Nhưng đàn ông thì khác, tôi luôn không tin (vì chưa từng gặp) một người chồng tệ mà có thể trở thành một người cha tốt cả.
Giá trị của một cuộc hôn nhân được tính bằng giá trị của người chồng và giá trị của một người vợ. Thiếu bên nào cũng bất ổn cả. Vợ 0 đồng hay chồng 0 đồng thì hôn nhân cũng thành 0 đồng hết. Cho dẫu người vợ có tuyệt vời bao nhiêu mà chồng 0 đồng thì hôn nhân ấy cũng thành tuyệt vọng. Nhiều người đàn ông bảo anh ta 0 đồng với vợ chứ với thiên hạ ngoài kia, giá anh ta cao lắm.
Anh sai rồi! Giá trị của anh là do vợ anh chốt giá. Anh có là vàng mười ngoài kia mà trong mắt vợ anh 0 đồng thì anh vẫn là một người chồng 0 đồng. Vì hôn nhân này là của 2 vợ chồng chứ không phải buổi biểu diễn cho ngàn vạn khán giả ngoài kia, nhớ cho!
Hôn nhân chẳng phải vậy sao? Làm chồng là các anh lãi ra một người vợ, một người cùng anh khiến cuộc đời anh trở nên tốt hơn hồi còn độc thân. Nên hãy tặng vợ đi, một người chồng có giá trị.
Là để vợ lãi thêm một đôi tay, một cái đầu, một bờ vai khi làm vợ các anh. Nếu vợ anh không thấy lãi hơn sau khi cưới các anh thì có nghĩa là giá trị của các anh bằng 0 rồi!
Làm chồng một cách có giá trị hơn trong mắt vợ đi. Để trong mắt con, các anh trở thành sự hãnh diện, thành tấm gương để các con học theo. Được không?
Dấu Hiệu Của Những “Ông Chồng 0 Đồng” Trong Hôn Nhân
Trong cuộc sống hôn nhân, sự đóng góp từ cả hai phía là yếu tố quan trọng để duy trì một gia đình hạnh phúc và bền vững. Tuy nhiên, không ít người vợ phải đối mặt với thực tế chồng mình thuộc kiểu “ông chồng 0 đồng” – những người không có hoặc rất ít đóng góp vào cuộc sống chung, khiến gánh nặng đổ dồn lên vai người vợ. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết kiểu chồng này để chị em có thể hiểu và tìm cách xử lý phù hợp.
1. Hỗ trợ tài chính = 0 đồng
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một “ông chồng 0 đồng” là họ không đóng góp gì về mặt tài chính. Dù có khả năng lao động, nhưng họ thường lười biếng, tránh né trách nhiệm kiếm tiền. Một số người còn có thói quen tiêu tiền của vợ hoặc gia đình mà không quan tâm đến việc tạo ra giá trị. Điều này khiến người vợ phải “gồng gánh” toàn bộ chi tiêu, gây áp lực lớn và dễ dẫn đến bất hòa.
2. Đóng góp trong công việc gia đình = 0
Không chỉ không đóng góp về mặt tài chính, những “ông chồng 0 đồng” còn không tham gia vào các công việc gia đình. Họ coi đó là nhiệm vụ của vợ và mặc nhiên không làm gì để hỗ trợ, dù chỉ là những việc nhỏ như chăm sóc con cái, nấu ăn hay dọn dẹp. Điều này khiến người vợ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì phải làm tất cả mọi thứ mà không nhận được sự san sẻ.
3. Hỗ trợ tinh thần = 0
Một dấu hiệu khác của “ông chồng 0 đồng” là họ không mang lại bất kỳ sự hỗ trợ tinh thần nào trong hôn nhân. Họ thường phớt lờ những cảm xúc, suy nghĩ của vợ, không sẵn sàng lắng nghe hoặc chia sẻ. Khi vợ gặp khó khăn, thay vì động viên, họ có thể tỏ thái độ thờ ơ hoặc phàn nàn, khiến người vợ cảm thấy cô đơn ngay trong chính mối quan hệ của mình.
4. Khả năng độc lập = 0
Những người chồng này thường có xu hướng sống phụ thuộc vào vợ hoặc gia đình mà không tự lực cánh sinh. Họ đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, ưu tiên nhu cầu của mình và coi nhẹ những khó khăn, hy sinh của vợ. Sự ích kỷ này không chỉ làm mất đi sự cân bằng trong hôn nhân mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm giữa hai người.
5. Khả năng phấn đấu = 0
Một “ông chồng 0 đồng” thường không có mục tiêu hoặc động lực phát triển bản thân. Họ hài lòng với cuộc sống hiện tại, không muốn cải thiện sự nghiệp hay nâng cao giá trị của mình. Thay vì cố gắng xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình, họ chọn cách sống buông thả, thiếu trách nhiệm.