Không có tiền đầu tư lớn, bà nội trợ chỉ mua vang cất két mà đến giờ đã được lãi cả tỷ đồng rồi. Đây là câu chuyện không mới nhưng có lẽ là bài toán kinh tế mà rất nhiều người có thể tham khảo cho riêng mình! Thông tin này đã được đăng tải chính thức trên báo chí rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
\’Cứ có tiền là tôi mua vàng cất vào két. Giá vàng lên hay xuống mà chưa có việc gì cần đến \’tiền to\’ thì tôi cũng kệ, nhất định không bán. Giờ tổng số vàng tôi có là 88 lượng rồi, có lượng lãi gần 50 triệu đồng\’.
Đó là chia sẻ trên báo chí của bà Nguyễn Thị Hạnh, trú tại Hai Bà Trưng (Hà Nội) về việc mua vàng cất két đã giúp bà có số tiền lãi “không tưởng” khi vàng tăng “điên cuồng” những ngày gần đây.
Rất nhiều người có thói quen tích trữ vàng nhiều năm, ảnh: NĐT
Theo bà Hạnh, thói quen mua vàng cất két của bà có từ nhiều năm trước. Cứ có tiền là bà đi mua vàng rồi cất đi. Khi nào thật sự cần đến bà mới mang bán.
“Có ít thì tôi mua một vài chỉ, có nhiều thì mua vài lượng, thậm chí là có món chỉ vài phân vàng. Cứ mua rồi cất đó, khi cần mua nhà cho con hay việc gì cần lắm mới bán. Kể cả bạn bè hay người thân muốn vay mượn tôi đều cho mượn bằng vàng và nhận lại vàng chứ ít khi cất tiền mặt trong nhà”, bà Hạnh nói.
Chỉ vào ngôi nhà khang trang trong một con ngõ trên phố Bạch Mai của gia đình, bà Hạnh cho biết, căn nhà rộng 32m2 này cũng được bà mua năm 2002 hết 64 lượng vàng.
“Tôi không nhớ lúc ấy là bao nhiêu tiền nhưng nếu bảo để một lúc có số tiền ấy để mua nhà thì không có đâu. Phải tích cóp từng chỉ một. Người nhà có giúp cũng giúp bằng vàng chứ ít người cho mượn tiền mặt lắm. Vàng 30 năm trước đến giờ thì vẫn là vàng, nhưng tiền 30 năm trước để đến giờ thì mất hết giá trị. Thế nên cứ có tiền là tôi mua vàng”, bà Hạnh phân tích.
Vẫn là bài toán mua vàng cất két, cuối năm 2023, khi bán được mảnh đất ở quê lúc đang sốt với giá 2,3 tỷ đồng, bà ôm trọn số tiền đó để mua vàng. Ai cũng nói bà gàn dở vì giá vàng nhẫn khi ấy lên mốc 62,5 triệu đồng/lượng nhưng vợ chồng bà đi mua một lúc 37 lượng vàng.
“Ra Tết, gần ngày vía Thần Tài tôi cũng đi mua13 lượng vàng nhẫn với giá 64,9 triệu đồng/lượng. Rủ anh chị em trong nhà không ai đi. Bạn tôi còn bảo hâm, mua gần ngày đó làm gì cho đắt. Giờ thì không biết ai hâm”, bà Hạnh cười lớn.
Đến giờ, sau vài năm tích cóp, bà Hạnh có trong tay 88 lượng vàng, chủ yếu là vàng nhẫn bốn số chín. Số vàng mua lâu nhất của bà là vào năm 2018 với số tiền 36,4 triệu đồng/lượng, số vàng mua cao nhất là 78 triệu đồng/lượng.
Với giá vàng 83 triệu đồng/lượng như hiện tại, có lượng bà Hạnh lãi nhiều nhất đến gần 47 triệu đồng và thấp nhất là 5 triệu đồng/lượng, trung bình lãi của 88 lượng ước tính được trên 1,8 tỷ đồng nhưng bà vẫn nhất định không bán.
“Theo dự đoán của tôi vàng sẽ còn lên nữa, sang năm sẽ có mốc 100 triệu đồng/lượng nên giờ tôi không mua và cũng không bán. Hơn nữa, cần làm việc gì lắm mới bán, chứ bán đi rồi mang đi gửi tiết kiệm ngân hàng không được bao nhiêu. Chưa kể không biết bao giờ mình mới mua lại được số vàng ấy nữa. Cả tháng nay, mấy người bạn của tôi đi mua mà có mua được đâu. Hiệu vàng nào cũng báo hết, có bán thì phải xếp hàng cả buổi họ mới bán cho một chỉ, khó mua lắm”, bà Hạnh cho hay.
Chuyên gia dự đoán tình hình giá vàng sắp tới
Đầu giờ sáng 2/10, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 81,4-82,9 triệu đồng/lượng (mua – bán), giữ nguyên so với kết phiên giao dịch hôm qua.
Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng giữ giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức chốt phiên hôm qua, giao dịch ở mức 81,9-82,9 triệu đồng/lượng (mua – bán).
Mở cửa phiên giao dịch 2/10, giá vàng 9999 của SJC không đổi so với kết phiên giao dịch hôm qua, ở mức 84 triệu đồng/lượng (bán ra).
Henry Yoshida – chuyên gia lập kế hoạch tài chính được chứng nhận và là đồng sáng lập của Rocket Dollar – dự đoán “giá vàng có khả năng sẽ tiếp tục tăng đều đặn”.
Ông chỉ ra các động lực chính là khả năng mua vào của các ngân hàng trung ương và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed. Dự báo lạc quan của ông là giá vàng sẽ lên đến 2.800 USD/ounce trong tháng 10.
Trong khi Yoshida hướng đến chính sách tiền tệ, Will Rhind – CEO của công ty đầu tư GraniteShar.e.s – lại tìm thấy cảm hứng từ các xu hướng lịch sử. Ông lưu ý, “giá vàng đã tăng trung bình 8,5% trong 6 tháng sau khi Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản”, trích dẫn dữ liệu từ năm 2020. Mô hình này thúc đẩy dự báo của ông là 2.700 USD/ounce vào cuối tháng 10.
Jerry Prior – COO và giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Mount Lucas Management – có quan điểm thận trọng hơn. Ông thấy giá vàng sẽ ổn định trong khoảng từ 2.600 đến 2.700 USD trong tháng 10. Ông khẳng định, “chúng tôi không thấy lý do gì để bán vàng ở đây”, đồng thời chỉ ra con đường lãi suất hỗ trợ của Fed là lý do chính.