BàHoàng Thị Thế sinh năm 1901 tại Yên Thế, Bắc Giang (quê hương cuộc khởinghĩa Yên Thế lịch sử), là con gái của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thámvới vợ ba là bà Đặng Thị Nho. Từ khi lọt lòng, bà Hoàng Thị Thế đã đượccha mẹ truyền cho lòng yêu nước, quả cảm.
Năm 1909, bàĐặng Thị Nho cùng con gái Hoàng Thị Thế bị quân đội Pháp bắt tại Chợ Gồ.Sau đó, bà Nho bị giam ở Hỏa Lò, Hà Nội rồi bị kết án đày ở đảo Guyane,Nam Mỹ. Tới năm 1910 thì bà Nho qua đời.
Hoàng Thị Thế khi còn nhỏ (đứng cạnh cha Đề Thám). Ảnh tư liệu.
Toànquyền Đông Dương khi ấy là ông Albert Sarraut vì lo sợ bà Hoàng Thị Thếsẽ tiếp bước cha mình mà phất lên ngọn cờ khởi nghĩa sau này nên muốnđưa bà ra xa khỏi Bắc Bộ.
Đàm Vĩnh Hưng chống gậy, dẫn con trai tới cho cô gái mù 5 triệu: “Tôi không khoe mẽ, làm màu”ĐỌC NGAY
Khiđồn Phồn Xương bị vỡ, bà Hoàng Thị Thế lúc đó mới 8 tuổi, cùng ngườichị dâu chạy lánh nạn nhưng cả hai bị Pháp bắt. Bà Thế được đưa về NhãNam cho mật thám Alfred Bouchet như “một món chiến lợi phẩm đáng giá”.Một người nghĩa quân già tên là Cai Mễ vì thương con gái còn bé của chủtướng Hoàng Hoa Thám nên đã đến gặp Bouchet xin hàng để được trông sóccô Thế.
Alfred Bouchet giám hộ bà Thế được một thời gianrồi giao lại cho nhà tư sản Nguyễn Hữu Thu ở Hải Phòng chăm sóc tiếp. Cótài liệu cho rằng, do Đề Thám trước đây nhiều lần tha mạng cho ngườiPháp, nên người con gái duy nhất của ông cũng được nhiều người Pháp thờiđiểm đó giúp đỡ.
Vì có quen biết với Hoàng Hoa Thám vàtừng gặp bà Hoàng Thị Thế khi còn nhỏ nên ông Paul Doumer (Toàn quyềnĐông Dương giai đoạn 1897 – 1902) đã nhận bà Hoàng Thị Thế làm con nuôi,đặt tên sang tiếng Pháp là Marie Beatrice Destham và đưa sang Pháp sinhsống lúc bà 12 tuổi. Bà được học tại trường nội trú Jeanne d’Arc ởBiarritz. Ông Paul đối xử với bà Thế như con gái ruột, chăm lo nhiều thứnên tình cảm cha con khá sâu sắc.
NSND Trà Giang ôm bà Thế khi bà về nước
Năm21 tuổi, bà Hoàng Thị Thế tốt nghiệp tú tài. Năm 1925, bà về Việt namlàm Thủ thư ở Phủ Thống sứ Bắc kỳ. Năm 1927, bà Thế quay lại Pháp vàđược phụ cấp một khoản tiền 2500 franc mỗi tháng.
Năm1928,bà bị chiếc xe của André Tardieu (chủ tịch hội đồng bộ trưởng) tôngvào, bị thương ở tay và chân và phải nhập viện. Năm 1931, khi PaulDoumer trở thành Tổng thống Pháp, vị thế của bà Hoàng Thị Thế được giớithượng lưu châu Âu biết đến.
Với vị thế của mình, bà quenbiết nhiều người và cũng được nhiều người cầu hôn. Năm 1931, bà HoàngThị Thế tổ chức đám cưới với Jean Bourgès (kém bà nhiều tuổi), là ngườiPháp gốc Bỉ. Đám cưới của bà có người làm chứng là thượng nghị sĩ, Đạisứ toàn quyền các thuộc địa Albert Sarraut.
Năm 1935, bàHoàng Thị Thế sinh một con trai đặt tên là Jean-Marie Bourgès.Jean-Marie sau này trở thành nhà vô địch quốc gia trong bộ môn bắn đĩabay; ông có ba người con, trong đó có một người tên Hubert là một nhàđiêu khắc.
Sau khi cha nuôi qua đời gia đình Pháp của bàgặp nhiều xáo trộn tranh giành quyền lợi, tài sản nên bà quyết định sốngtự lập với nghề thư ký và bán hàng sống một mình.
Nhan sắc mỹ nhân của bà Hoàng Thị Thế
Sau1940, bà Hoàng Thị Thế ly hôn chồng, không còn phụ cấp và phải dichuyển nhiều nơi tại Pháp để sinh sống. Cuối cùng, bà tới Pergignan vàkiếm sống bằng coi bói bằng chỉ tay.
Năm 1960, bà Hoàng Thị Thế về lại Hà Nội và tới năm 1961 thì về Bắc Giang quê hương bà để sống gần con cháu.
Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên bước ra thế giới
Ítai biết, ngoài những công việc bình thường, bà Hoàng Thị Thế còn là mộtdiễn viên điện ảnh và thậm chí là minh tinh điện ảnh người Việt đầutiên bước ra thế giới.
Năm 1930, bà Hoàng Thị Thế đượcmời đóng bộ phim đầu tiên là La Lettre (Một bức thư) của đạo diễn LouisMercanton. Bộ phim do Hãng Paramount sản xuất tại Paris, Pháp.
BàThế xuất hiện trong phim với vai diễn là công chúa Li-Ti, các báo Phápthời đó gọi là Công chúa Trung Hoa. Vai diễn của bà đã thu được nhiềuthành công ngoài dự kiến nên bà Thế trở nên nổi tiếng và được nhiềungười biết đến, đặc biệt là giới thượng lưu.
Sau thànhcông của bộ phim La Lettre, bà Hoàng Thị Thế tiếp tục tham gia các phimLa donna bianca của đạo diễn Jack Salvatori năm 1931, Le secret del’émeraude (Bí mật ngọc lục bảo) – năm 1935, đạo diễn Maurice deCanonge.
Trên màn ảnh, bà Hoàng Thị Thế có nhan sắc xinhđẹp bội phần, như một mỹ nhân. Có thể nói, bà là một trong những nữ diễnviên đầu tiên mang vẻ đẹp Á Đông lên phim phương Tây, khiến khán giảphương Tây phải ngưỡng mộ và thích thú.