Bị ngứa vào đêm nhiều người thường nghĩ đây chỉ là triệu chứng bình thường. Vậy nhưng, khi gặp biểu hiện này, một người phụ nữ trung niên đã đi khám và bác sĩ thông báo cô chỉ còn có thể sống được khoảng 8 tháng nữa.
Thông tin này là hoàn toàn xác thực đã được đăng tải trên báo chí chính thống rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, một người phụ nữ trung niên thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm với cảm giác ngứa ngáy khắp người không chịu nổi. Không ngờ, khi đi khám, bà được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 4. Các bác sĩ ước tính rằng bà có thể chỉ còn sống được 8 đến 11 tháng.
Theo đó, bà Barbara Green bắt đầu có triệu chứng ngứa từ tháng 7/2022. Trước đó, bà không gặp vấn đề gì về sức khỏe và có lối sống năng động, thường xuyên đi du lịch khắp thế giới, tập yoga và đi bộ mỗi ngày. Cơn ngứa khiến bà cảm thấy khó chịu nhưng cho rằng chỉ là vấn đề về da liễu nên Barbara không quá lo lắng.
Ngoài ngứa, bà Green trước đó chưa từng có cảm giác đau đớn hay bất thường, đủ để phát hiện bệnh.
Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy kéo dài suốt nhiều tháng, giống như hàng nghìn vết côn trùng cắn lan ra toàn cơ thể. Lo lắng, bà Barbara quyết định đi khám bác sĩ, mong được kê đơn một loại thuốc hoặc kem bôi để giảm tình trạng này. Tại cuộc hẹn khám, bà cũng báo cáo thêm triệu chứng nước tiểu sẫm màu và phân có màu sáng.
Bác sĩ chỉ định làm sinh thiết và phát hiện, men gan của bà Barbara cao đến mức nguy hiểm. Kết quả chụp CT vài ngày sau cho thấy một khối u trên tuyến tụy, đã ở giai đoạn 4, di căn đến mạc nối ở bụng. Do đó, bà Green không thể thực hiện phẫu thuật.
Ngứa ban đêm có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm, ảnh: DSD
Bà nhanh chóng làm hóa trị và may mắn đáp ứng tốt với thuốc. Khối u sau đó đã thu nhỏ đến mức gần như không thể nhìn thấy trên kết quả chụp quét.
Bà Green bắt đầu điều trị duy trì bằng thuốc uống, thay vì truyền hóa chất. Đã 15 tháng kể từ khi bà được thông báo sẽ còn sống dưới một năm nữa. Sau những cuộc hẹn không ngừng nghỉ với bác sĩ, bà chú ý hơn đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ngứa có thể là triệu chứng của tình trạng khối u tuyến tụy chặn ống mật, gây tích tụ bilirubin. Đây là chất nâu sẫm sinh ra trong gan, giúp phân hủy chất béo, cuối cùng thải ra ngoài cơ thể theo phân.
Vì sao ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư có độ ác tính cao nhất, người mắc thường không cơ hội sống ít
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất và có tỷ lệ sống sót sau 5 năm thấp nhất trong số các loại ung thư. Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng, nằm sau dạ dày, có chức năng tiết ra các enzym tiêu hóa và hormone điều hòa lượng đường trong máu như insulin và glucagon. Khi ung thư xảy ra trong tuyến tụy, nó có thể nhanh chóng phát triển mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện bệnh sớm trở nên khó khăn.
Người mắc K tuyến tụy thường có tỷ lệ sống thấp, ảnh: SDS
1. Khó phát hiện sớm
Một trong những nguyên nhân chính khiến ung thư tuyến tụy nguy hiểm là sự khó khăn trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn sớm bao gồm:
– Đau bụng hoặc đau lưng.
– Vàng da, vàng mắt (do tắc ống mật bởi khối u).
– Giảm cân đột ngột và không giải thích được.
– Buồn nôn, chán ăn.
– Mệt mỏi.
Vì những triệu chứng này có thể xuất hiện muộn hoặc không đặc trưng, nhiều trường hợp ung thư tuyến tụy chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, khi khối u đã lan rộng và khó có thể điều trị hiệu quả.
2. Diễn biến nhanh và nguy cơ di căn cao
Ung thư tuyến tụy có khả năng phát triển rất nhanh và dễ di căn sang các cơ quan lân cận như gan, phổi, và xương. Đặc biệt, do vị trí của tuyến tụy nằm gần các mạch máu lớn, các tế bào ung thư có thể nhanh chóng xâm lấn và lan rộng qua hệ thống tuần hoàn. Điều này làm tăng nguy cơ tái phát ung thư sau khi phẫu thuật hoặc điều trị, và cũng là lý do tại sao nhiều trường hợp ung thư tuyến tụy không thể điều trị bằng phẫu thuật.
3. Khả năng kháng thuốc và liệu pháp điều trị hạn chế
Trong nhiều trường hợp, các tế bào ung thư tuyến tụy có khả năng kháng lại các loại thuốc hóa trị và xạ trị, khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả. Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường là phương pháp điều trị duy nhất có thể giúp kéo dài sự sống, nhưng chỉ một số ít bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật do bệnh thường đã di căn vào giai đoạn phát hiện. Một số phương pháp điều trị mới như liệu pháp miễn dịch và điều trị đích cũng đang được nghiên cứu, nhưng kết quả chưa thực sự khả quan.
5. Tỷ lệ sống sót thấp
Ung thư tuyến tụy có tỷ lệ sống sót rất thấp. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, chỉ khoảng 10% bệnh nhân sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Điều này một phần do ung thư tuyến tụy thường được phát hiện muộn và khó điều trị hiệu quả. Tỷ lệ sống sót tăng lên nếu ung thư được phát hiện sớm và phẫu thuật thành công, nhưng rất ít trường hợp đáp ứng được các tiêu chí này