Khi có thông báo thu hồi đất nông nghiệp trước thời hạn, người dân sẽ nhận được những khoản tiền đền bù sau đây. Đất nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
5 khoản tiền người dân nhận được khi thu hồi đất nông nghiệp
Cụ thể, tại điều 74 Luật Đất đai 2013, nếu đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi mà có đủ điều kiện hưởng đền bù, sẽ nhận được những khoản tiền sau đây:
– Đền bù bằng đất: Khi thu hồi đất nông nghiệp, nhà nước sẽ đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã thu hồi.
– Tiền đền bù đất: Khi thu hồi đất, người dân sẽ được hưởng tiền đền bù. Tùy vào giá đất cụ thể, loại đất thu hồi Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ đưa ra mức đền bù phù hợp tại thời điểm thu hồi đất.
– Chi phí đầu tư vào đất còn lại: Người dân cũng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 Luật Đất đai 2013 và diện tích đất do được thừa kế. Với những diện tích vượt hạn mức, không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất con lại.
Đối với đất nông nghiệp sử dụng trước 1.7.2004, người dân không có sổ đỏ, hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ được bồi thường với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo Điều 129 Luật Đất đai 2013.- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
Các trường hợp nhà nước quyết định thu hồi đất nông nghiệp
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 quy định nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Cách tính giá đền bù đất nông nghiệp khi bị thu hồi
– Đối với giá bồi thường với đất thu hồi: Giá bồi thường đất do UBND cấp tỉnh quy định. Việc xác định giá đất dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin thửa đất, giá đất thị trường.
Tiền đền bù đất = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VND/m2).
Giá đất được tính bằng = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).
– Giá hỗ trợ với đất nông nghiệp khi bị thu hồi: Đây là khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, mỗi nhân khẩu nhận được tiền tương đương 30kg/tháng. Khoản tiền đó sẽ theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
Hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế(theo mức thu nhập bình quân 3 năm liền kề trước đó).
– Tiền hỗ trợ: Căn cứ khoản 6 Điều 4 Nghị định 1/2017/NĐ-CP cá nhân trực tiếp sẽ được nhận hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với cá nhân như sau:
Tiền hỗ trợ = Diện tích đất được bồi thường (m2) x Giá đất nông nghiệp trong bảng giá đất x Hệ số bồi thường do địa phương quy đinh.tfa