Bạn có biết \’khi nào 99 lớn hơn 100\’ không? Nếu bạn cố gắng suy nghĩ và vẫn không thể tìm ra câu trả lời thì cũng chẳng sao cả, vì phần lớn mọi người đều giống bạn. Chỉ một số rất ít đưa ra được đáp án đúng cho câu hỏi này, họ thật sự là những người có IQ vô cực đã vươn tầm vũ trụ mất rồi!
Thực ra, đây là một câu đố mẹo trong chương trình Nhanh Như Chớp. Lúc đầu nghe cứ tưởng là câu đó về Toán học nhưng thực ra lại xoay quanh cuộc sống hiện đại, cụ thể, câu hỏi có nội dung như sau: “Khi nào 99 lớn hơn 100?”
Gặp phải câu đố tiếng Việt khó như thế này, có khi học sinh giỏi cũng phải mất một thời gian dài tìm đáp án mà chưa chắc đã đúng!
Với câu hỏi trên, không ít người đã tìm cách giải quyết bằng cách suy luận theo hướng giải một bài toán thông thường. Có người thì cho rằng cần thêm dấu trừ sau mỗi số để -99 > -100, có người lại bảo đảo ngược các số thì sẽ có số 66 lớn hơn số 001.
Tuy nhiên, với hai cách làm trên, bản chất về giá trị của 99 và 100 đã thay đổi hoàn toàn và không đạt đúng yêu cầu đề bài. Câu trả lời thì đơn giản hơn và chắc ai hay vào bếp có thể sẽ đoán ngay được.
99 lớn hơn 100 khi ở trong lò vi sóng. Cách giải thích như sau: “Thông thường, khi bấm “99” trên lò thì nó sẽ chạy trong 1 phút 39s (99 giây), nhưng nếu bấm “100” thì lò chỉ chạy trong 1 phút”.
Đáp án này có khiến bạn bất ngờ?
“Khi nào thì con bò lại sinh ra con ong?”.
Đây cũng là một câu đố vô cùng “hại não” trong chương trình Nhanh như chớp khiến người chơi “đứng hình”. Ai đọc xong câu đố này cũng phải bối rối một lúc để tìm đáp án. Thậm chí có người cho rằng đến những học sinh giỏi cũng chưa chắc tìm ra đáp án đúng!
Theo quy luật tự nhiên, loài vật nào thì sinh ra loài vật đó chứ làm gì có chuyện con bò sinh ra được con ong? Vậy nên đối với dạng đố này, bạn cần phải hiểu đó là “chơi chữ”, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen.
Nếu bí quá, vẫn chưa nghĩ ra câu trả lời thì bạn có thể xem đáp án của chương trình: con BEE.
Đọc xong đáp án, có nhiều người luận ra nhưng chắc hẳn không ít người vẫn cảm thấy khó hiểu. Thật ra cách giải thích là như thế này:
Từ “BEE” trong tiếng Anh có nghĩa là con ong. Còn trong tiếng Việt, khi đánh máy câu “con bò sinh ra con BÊ”, nếu không bật Unikey với chữ “BÊ” thì sẽ thành “con bò sinh ra con BEE” (gõ 2 lần E sẽ thành chữ Ê).
Vì vậy khi nào thì con bò lại sinh ra con ong? Câu trả lời là, khi con bê được viết thành con “BEE”.
Câu đố chữ trên thật thú vị, lắt léo phải không nào? Trong chương trình Nhanh Như Chớp đã đưa ra vô vàn những câu hỏi “hack não” mà nhiều khi người chơi không thể suy luận theo cách thông thường. Với câu hỏi trên, dân mạng cũng phải “ngả mũ chào thua” người ra đề rất nhiều bởi không phải ai cũng có thể nghĩ ra được cách lập luận “bá đạo” như vậy.
Một số cư dân mạng bình luận:
– Khó thế mà cũng nghĩ ra được!
– Nhiều khi không thể dùng suy luận của người bình thường để giải đố luôn.
– Nhảm nhí nhưng được cái gây cười!
– Xem chương trình như thế này chỉ để giải trí là chính chứ không thể suy luận bình thường.
“Từ nào khi đánh vần bạn phải đọc nó đến tận 3 lần?”
Câu đố Nhanh như chớp tập 9: “Từ nào khi đánh vần bạn phải đọc nó đến tận 3 lần?”
Sau khi đọc xong câu hỏi, chính nam MC của chương trình phải thốt lên rằng đây là một câu đố khó. Về phía người chơi cũng loay hoay đánh vần để tìm ra câu trả lời nhưng không thể đưa ra đáp án đúng. Cuối cùng, đáp án được chương trình đưa ra là từ: “Sắc”.
Đây là một câu đố chữ khá thú vị nhưng để tìm ra lời giải chính xác đòi hỏi người chơi có vốn từ vựng phong phú và sự nhanh nhạy trong tư duy.
Theo từ điển tiếng Việt, từ “sắc” vừa là danh từ (màu sắc, sắc mặt…), động từ (sắc thuống) và tính từ (dao sắc, mắt sắc…) tùy vào từng trường hợp sử dụng.
Để đánh vần từ “sắc”, chúng ta sẽ bắt đầu như sau: “á – cờ – ắc – sờ – ắc – sắc – sắc – sắc”. Trong đó có một từ “sắc” chỉ “dấu sắc”.
Qua câu đố này có thể thấy, ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng thú vị. Vì thế, mỗi chúng ta hãy trau dồi thêm từ vựng, rèn luyện ngữ pháp mỗi ngày để vận dụng trong học tập, công việc và cuộc sống nhé!
Những câu hỏi đố vui ngoài mục đích giải trí thì cũng vô cùng hữu ích dành cho những ai muốn rèn luyện IQ. Các câu hỏi này không hướng mọi người suy nghĩ theo lối thông thường mà hay có những mánh khóe ẩn sau đó, buộc chúng ta phải vận dụng cả trí tưởng tượng, sự tư duy, logic để giải quyết. Đó cũng là một phần tạo nên sức hấp dẫn của các chương trình chuyên hình vì mang tới khả năng giải trí cao