Rất nhiều người trong quá trình lau dọn bàn thờ, không may làm xê dịch hoặc đổ vỡ bát hương, thường cảm thấy lo lắng vì cho rằng như thế là điềm gở.
Tại sao phải bao sái và rút tỉa chân hương bàn thờ?
Theo phong thuỷ khu vực bàn thờ chính là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình. Luồng khí này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống của gia đình. Do đó việc để bát hương với chân nhang quá đầy sẽ ảnh hưởng đến việc lưu chuyển trên bàn thờ gây ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình.
Bát hương là vật phẩm thờ cúng quan trọng số 1 trên bàn thờ, nhiều người cho rằng việc xê dịch bát hương là đại kỵ, nếu làm xê dịch hay động chạm có thể ảnh hưởng không tốt đến gia đạo, khởi nguồn của những điều xui rủi và không may mắn.
Từ những thông tin trên, nhiều người sẽ hoang mang lo sợ khi làm xê dịch bát hương. Tuy nhiên, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, cho rằng: ”Tùy theo từng gia đình và thái độ của gia chủ. Nếu trong quá trình lau dọn, gia chủ rất cẩn trọng và thành kính nhưng lỡ tay xê dịch thì không sao”.
Như vậy, có thể nói, việc vô tình làm xê dịch bát hương không quá ảnh hưởng đến gia chủ. Nếu không may có đụng chạm, thì bạn có thể tham khảo cách làm sau:
– Dọn dẹp tro bị đổ ra bàn thờ (nếu có), lau sạch lại bằng khăn khô
– Đổ thêm tro nếp mới vào bát hương
– Dùng nước chuyên dụng để lau dọn sạch sẽ xung quanh bát hương.
– Đặt lại bát hương vào vị trí cũ và thắp hương tạ lễ
– Dọn dẹp các mảnh vỡ của bát hương (nếu có) và đem bỏ ở nơi không ô uế, hoặc nơi không bị nhiều người đi lại giẫm lên.
Để tránh tình trạng bát hương bị xê dịch, gia chủ nên bao sái bát hương cần nhẹ nhàng, cẩn thận.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách vệ sinh dùng máy hút bụi nhỏ. Không chỉ những ngày cuối năm, cứ khoảng 1 tuần bạn cũng có thể dùng máy hút bụi vệ sinh bàn thờ để hút bụi cho ban thờ. Cách này giúp ban thờ giữ được tình trạng sạch sẽ mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Khi bao sái bàn thờ nên dùng nước gì để lau bát nhang là chuẩn nhất?
Nước ấm
Lấy nước ấm đựng trong thau chậu sạch rồi giặt khăn vắt khô để lau bài vị, đồ thờ và bát nhang. Nếu như cẩn thận hơn gia chủ có thể dùng khăn riêng để lau bát nhang, bài vị, đồ cúng. Chậu nhỏ chứa nước ấm và khăn lau cho bàn thờ cần được cất gọn riêng. Trong quá trình bao sái bàn thờ không dùng khăn rửa mặt, chậu tắm.
Nước ngũ vị hương tẩy uế
Gia chủ cần tránh nhầm lẫn giữa nước ngũ vị hương tẩy uế với ngũ vị hương trong nấu ăn. Ngũ vị hương tẩy uế gồm quế, đinh hương, hồi, gỗ vàng, bạch đàn. Nước này còn có tên gọi khác là nước cầu an, nước phú quý. Gia chủ có thể mua loại nước đóng chai sẵn hoặc gói thảo dược về đun sôi lọc nước.
Rượu gừng
Rượu gừng không chỉ có tác dụng với sức khỏe mà còn được dùng làm nước bao sái bàn thờ rất tốt. Rượu và gừng đều có công dụng sát khuẩn, làm sạch đồ thờ và mang lại mùi thơm dịu nhẹ. Nước gừng còn giúp mang lại sinh khí mới cho không gian bàn thờ.
Gia chủ có thể làm một hũ rượu gừng to dùng cả năm, bất cứ khi nào muốn sử dụng đều có sẵn. Nếu như không có rượu ngâm sẵn bạn cũng có thể dùng vài củ gừng tươi, rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng rồi lọc lấy nước để pha cùng nước ấm lau dọn bàn thờ.