
Sự việc này đã xảy ra với tôi cách đây hơn 1 năm rồi. Tôi vẫn nhớ nó nhưng không nói với ai. Đến hôm nay, khi một đồng nghiệp của tôi than thở về việc cô ấy bị mất điện thoại và bị mất luôn số tiền trong tài khoản. Tôi mới nhớ đến sự việc của mình. Tôi nghĩ tôi cần phải nói ra chuyện này để cảnh báo cho tất cả mọi người.
Nếu lúc trước tôi chia sẻ luôn thì có lẽ đồng nghiệp của tôi đã biết được kinh nghiệm này mà không bị giống như tôi nữa. Vậy nên ngay bây giờ, tôi muốn mọi người cùng lắng nghe cậu chuyện của tôi cách đây hơn 1 năm nha.
Tôi là nhân viên văn phòng. Sáng hôm đó vì đã muộn giờ làm nên tôi phóng xe rất nhanh đến công ty. Tôi để điện thoại trong túi áo khoác (loại áo khoác phao mùa đông người Bắc ai cũng mặc, có túi chéo 2 bên). Tôi để như vậy vì biết đã muộn làm để tiện ngó giờ trên đường đi hoặc phòng trường hợp bị sếp gọi gấp.
Thế nhưng thật không may, khi tôi đến công ty thì chiếc điện thoại đã không còn (có thể là bị rơi mất trên đường vì túi áo khoác khá nông và không có khóa). Tôi bắt đầu lúng túng không biết phải làm gì tiếp theo, có người khuyên tôi nên ra ngân hàng để khóa tài khoản. Tôi thấy hợp ý nhưng không ngờ là khi ra đến nơi tôi nhờ nhân viên kiểm tra giao dịch gần nhất thì thấy tin nhắn bị rút 10 triệu rồi tiếp tục 10 triệu nữa và cuối cùng là 12 triệu. Tổng cộng 32 triệu cũng là tất cả tài sản lúc bấy giờ mà tôi có đã \’bay màu\’.
Tôi choáng váng hơn khi được nhân viên ngân hàng cho biết là giao dịch được thực hiện rất bình thường, không có gì khác lạ. Nên trường hợp duy nhất là tôi đã để lộ mật khẩu cho người khác và tất nhiên là ngân hàng không thể can thiệp gì và tôi mất trắng 11 triệu sau 1 ngày mất cái điện thoại.
Tôi đã suy nghĩ, vì sao người đó lấy được điện thoại của tôi nhưng lại biết được mật khẩu tài khoản ngân hàng. Tôi sực nhớ ra, cách đó chỉ vài ngày, tôi đã ghi lại mật khẩu ngân hàng ra giấy và chụp lại. Lí do vì có lần tôi bị ốm nhờ mẹ đi rút tiền hộ nên tôi đã ghi ra giấy cho mẹ mang đi. Đến hôm tôi vô tình thấy tờ giấy để trên bàn thì tiện tay chụp lại để tự nhắc mình không bị quên.
Chỉ vì sai lầm như thế mà tôi đã nhận được bài học lớn, trả giá đắt. Tôi thầm nghĩ nếu có người nói với tôi điều này sớm hơn thì chắc chắn tôi sẽ đề phòng hơn.
Mọi người nhớ có 4 loại ảnh không bao giờ lưu trong điện thoại như sau nha:
Thứ nhất: Ảnh mật khẩu tài khoản và các mật khẩu riêng tư khác nói chung như email, facebook,VNeid
Với người hay quên, khi đăng ký nhiều thẻ ngân hàng hoặc đăng ký nhiều tài khoản, sợ không nhớ được mật khẩu nên thường ghi lại ra giấy rồi chụp lại và lưu trên điện thoại.
Làm như vậy sẽ không lo bị quên mật khẩu hay nhập sai mật khẩu nhưng điều này cũng rất nguy hiểm. Nếu chẳng may điện thoại di động của bạn bị mất thì kẻ xấu có thể nhanh chóng biết tất cả mật khẩu tài khoản của bạn. Từ đó rất dễ khiến tất cả tiền và thông tin cá nhân của bạn bị đánh cắp.
Thứ hai: Ảnh chứng minh nhân dân/căn cước công dân
Chúng ta đều biết rằng CMND/CCCD là giấy tờ tùy thân quan trọng của mỗi người. Số CMND/CCCD là một dãy số duy nhất của riêng mỗi cá nhân. Vì để thuận tiện trong xử lý công việc, làm giấy tờ,… nhiều người lấy điện thoại chụp hình CMND/CCCD và lưu lại trên điện thoại.
Tuy nhiên, nếu điện thoại di động của bạn vô tình bị mất hoặc ảnh bị rò rỉ thì người khác có thể nhìn thấy CMND/CCCD của bạn. Khi đó, thông tin cá nhân của bạn sẽ bị lộ ra ngoài, rất nguy hiểm. Kẻ xấu có thể lợi dụng nó và gây ra những tổn thất không thể khắc phục được nên bạn không nên để kiểu ảnh này trong điện thoại.
Thứ ba: Ảnh thẻ ngân hàng
Chúng ta đều biết rằng khi đăng ký thẻ ngân hàng thì cần sử dụng CMND/CCCD để đăng ký và bảo lưu số điện thoại di động của mình. Vì vậy, thẻ ngân hàng cũng quan trọng không kém gì CMND/CCCD.
Vậy nên bạn không được để ảnh của thẻ ngân hàng trên điện thoại di động nếu không một khi điện thoại di động bị mất thì người khác có thể sử dụng ảnh thẻ ngân hàng và điện thoại di động để rút tiền trong thẻ. Điều này sẽ khiến tài sản của bạn không cánh mà bay.
Thứ tư: Ảnh bằng lái xe
Có nhiều người thích chụp ảnh bằng lái xe và lưu vào điện thoại di động. Nhất là những người mới lấy bằng lái xe, lúc này vì phấn khích nên chụp lại để chia sẻ niềm vui với bạn bè hoặc chia sẻ trên mạng xã hội.
Thực tế thì bằng lái xe cũng là một loại giấy tờ quan trọng khi có chứa tên tuổi, địa chỉ,… Vậy nên một khi nó bị lộ, tất cả thông tin cá nhân của bạn cũng sẽ bị lộ ra ngoài. Một khi thông tin này bị kẻ xấu sử dụng, nó sẽ mang đến cho bạn rất nhiều rắc rối.
Thứ năm: Ảnh địa chỉ nhà
Lưu trữ địa chỉ nhà trên các ứng dụng điều hướng (bản đồ) hoặc đặt xe sẽ giúp việc di chuyển thuận lợi hơn. Tuy nhiên, nếu kẻ gian lấy được điện thoại, họ có thể biết được địa chỉ nhà riêng, cơ quan của người dùng. Hơn nữa, kẻ gian có thể biết được lộ trình di chuyển, thói quen, thời điểm ra khỏi nhà… từ đó tìm cách đột nhập vào nhà của bạn.
Thứ sáu: Ảnh tin nhắn bí mật
Phần lớn mọi người thường không nhận ra rằng những tin nhắn họ gửi chứa đựng nhiều dữ liệu nhạy cảm. Tội phạm có thể tổ chức các cuộc tấn công lừa đảo bằng cách kết hợp thông tin từ các ứng dụng nhắn tin, tin nhắn văn bản và email của người dùng. Họ thậm chí có thể lợi dụng thông tin này để xâm phạm tài khoản mạng của bạn và đánh cắp danh tính của người dùng.
Thứ bảy: Ảnh nhạy cảm
Nhiều người thói quen lưu giữ những khoảnh khắc ngọt ngào khi yêu nhau hay ảnh của bản thân. Tuy nhiên, có những bức ảnh “n.óng” các bạn không nên lưu giữ vào điện thoại đề phòng trường hợp mất điện thoại, những bức ảnh này có thể phát tán ra ngoài gây ảnh hưởng đến danh dự.
Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng phần mềm “giấu” ảnh và video. Sẽ thật sự rất khó để tránh những trường hợp cho bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là thợ sửa điện thoại động vào chiếc smartphone của mình. Thế nên việc để những hình ảnh, video nhạy cảm vào ứng dụng bảo mật là một cách cần thiết.