Ngành học có mức lương lên tới 8, 9 con số mà không đặt nặng vấn đề bằng cấp

Digital Marketing đang trở thành xu hướng trong thời đại công nghệ số. Sinh viên theo học ngành này có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm với mức lương vô cùng cao.  

Ngành Digital Marketing là gì?

 

Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là một hình thức truyền thông, quảng cáo nhằm tạo độ phổ biến của thương hiệu đối với khách hàng. Nó được tiến hành thông qua mạng lưới Internet hoặc các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Bao gồm các tin nhắn văn bản và đa phương tiện, mạng xã hội, website, email,…

Điều đó cho thấy phạm vi hoạt động của hình thức này rất rộng. Khác với marketing truyền thống, Digital Marketing được xem như một sản phẩm trong quá trình chuyển đổi số. Nhờ nó mà quá trình xây dựng, phát triển và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và hiệu quả.

Phạm vi hoạt động của ngành Digital Marketing dựa trên 2 kênh chính là Marketing online và Marketing offline với 7 hình thức cơ bản bao gồm Marketing Automatic, Email Marketing, Affiliate Marketing, PPC (Pa-Per-Click Marketing), Social Media Marketing, Content Marketing, SEO (Search Engine Optimization).

Digital Marketing học gì?

Sinh viên theo học Digital Marketing được học những môn học cung cấp cái nhìn tổng quan về lĩnh vực. Sinh viên cũng sẽ được lựa chọn và theo học những kiến thức cũng như những kỹ năng chuyên sâu như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị qua email hay quảng cáo trong marketing. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo chuyên sâu các học phần như lập kế hoạch và chiến lược, truyền thông mạng xã hội, hành vi/tâm lý người tiêu dùng.

Cơ hội việc làm cho ngành Digital Marketing

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành Digital Marketing là vô cùng lớn. Sinh viện có thể tận dụng xu hướng phát triển của ngành và chuyên ngành được đào tạo để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp. Một số vị trí có thể đảm nhiệm như sau:

– Chuyên viên tư vấn quảng cáo: Đề xuất và hiện thực hóa các ý tưởng, thông điệp quảng cáo dựa trên những yêu cầu, mong muốn của khách hàng.

– Chuyên viên truyền thông xã hội: Phân phối nội dung để quảng bá thương hiệu, hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức.

– Quản lý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Vị trí này đang rất “khát” nhân lực. Mục tiêu công việc là tăng khả năng hiển thị của website cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Yahoo, Bing,…

– Chuyên viên phân tích chiến dịch Marketing: Phân tích, nhận xét, đánh giá về độ hiệu quả trong hoạt động marketing và đưa ra hướng giải quyết cho những khó khăn của doanh nghiệp.

– Quản lý thương hiệu: Lập kế hoạch phát triển việc nhận dạng thương hiệu trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tích cực với thị trường mục tiêu.

– Quản lý Digital Marketing: Thực hiện giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing.

Mức lương nghề Digital Marketing

Báo cáo về mức lương trung bình các ngành nghề tại Việt Nam năm 2021 cho thấy mức lương của vị trí Digital Marketing Manager với khoảng 3 năm kinh nghiệm là từ 1.500 – 2.000 USD (tương đương 34 – 46 triệu VNĐ). Người có trên 10 năm kinh nghiệm, vị trí Marketing Director có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD (tương đương 115 – 161 triệu đồng).