Ngày, giờ đẹp nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025

Từ bao đời nay, với người Việt Nam, lễ cúng ông Công ông Táo được xem là lễ cúng quan trọng nhất trong năm.

Việc chọn ngày, giờ đẹp cúng ông Táo không chỉ giúp cho lễ cúng trở nên linh thiêng, mà còn thể hiện sự tôn kính và tấm lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh. Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 vào ngày, giờ nào là đẹp nhất?

Lễ cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ đặc biệt, ngày lễ truyền thống mang ý nghĩa tổng kết năm cũ, cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng và may mắn cho cả gia đình. 

hình ảnh

Lễ cúng ông Công ông Táo 2025 vào ngày, giờ nào là đẹp nhất? Thông tin này đã được báo chí đăng tải rồi, mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Năm 2025, ngày ông Công ông Táo sẽ rơi vào thứ tư, ngày 23 tháng Chạp âm lịch, tức là vào ngày 22/01/2025 dương lịch.

Việc chọn ngày, giờ đẹp cúng ông Táo không chỉ giúp cho lễ cúng trở nên linh thiêng, mà còn thể hiện sự tôn kính và tấm lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh. Một giờ cúng hợp với tuổi và mệnh gia chủ sẽ giúp mang lại sự hòa hợp, tài lộc và bình an cho gia đình trong năm mới.

Dưới đây là một ngày đẹp để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo trong năm 2025, phù hợp với những gia đình không thể cúng đúng vào ngày 23 có thể tham khảo:

+ Ngày 19 tháng Chạp (tức 18/01/2025 dương lịch): Thứ bảy, ngày Giáp Thân, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

+ Ngày 20 tháng Chạp (19/01/2025 dương lịch): Chủ nhật, ngày Ất Dậu, thuộc hoàng đạo Kim Đường.

+ Ngày 21 tháng Chạp (20/01/2025 dương lịch): Thứ hai, ngày Bính Tuất, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

+ Ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch): Thứ tư, ngày Mậu Tý, thuộc hoàng đạo Kim Đường, là thời điểm chính thức để thực hiện nghi lễ.

Dưới đây là các khung giờ hoàng đạo rất phù hợp để thực hiện lễ cúng trong năm 2025 bạn có thể tham khảo:

+ Ngày 19 tháng Chạp (tức 18/01/2025 Dương lịch): Các khung giờ đẹp bao gồm: Tý (23h – 1h), Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Mùi (13h – 15h), Tỵ (9h – 11h), Tuất (19h – 21h).

+ Ngày 20 tháng Chạp (tức 19/01/2025 Dương lịch): Các khung giờ đẹp bao gồm: Tý (23h – 1h), Dần (3h – 5h), Ngọ (11h – 13h), Mão (5h – 7h), Mùi (13h – 15h), Dậu (17h – 19h).

+ Ngày 21 tháng Chạp (tức 20/01/2025 Dương lịch): Các khung giờ đẹp bao gồm: Sửu (1h – 3h), Ngọ (11h – 13h), Thìn (7h – 9h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h), Hợi (21h – 23h).

+ Ngày 23 tháng Chạp (tức 22/01/2025 Dương lịch): Các khung giờ đẹp bao gồm: Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h) và Tỵ (9h – 11h).

Một số lưu ý quan trọng với lễ cúng ông Công ông Táo

+ Không nên cúng muộn hơn 12h trưa của ngày 23 tháng Chạp, vì theo quan niệm dân gian, giờ Ngọ chính là thời điểm các Táo quân sẽ khởi hành về trời.

+ Tuyệt đối không cúng sau ngày 23 tháng Chạp bởi vì thời gian này các Táo đã rời hạ giới.

Theo phong tục truyền thống, lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là thời khắc các Táo quân cưỡi cá chép rời hạ giới để lên trời báo cáo Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra trong năm, từ đó sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt cho từng gia đình.

Theo quy định, vào ngày này, người lao động vẫn làm việc bình thường. Nếu như người lao động làm thêm giờ vào ngày ông Công ông Táo thì sẽ được hưởng tiền thêm giờ ít nhất bằng 150%.

hình ảnh

Văn khấn Nôm ông Táo truyền thống: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin, văn khấn Nôm ông Táo như sau:

Hôm nay là ngày… tháng… năm Quý Mão. 

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở… 

Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân: 

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) 

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: 

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. 

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. 

Cẩn cáo (vái 4 vái) 

Nam mô A di đà Phật! 

Nam mô A di đà Phật!

Lễ cúng thường bao gồm mâm cỗ truyền thống với các món ăn dân dã, vàng mã, và đặc biệt là cá chép – phương tiện để Táo quân lên chầu trời. Cá chép không chỉ mang ý nghĩa về sự chuyển giao giữa thế giới trần tục và cõi thiêng liêng, mà còn biểu tượng cho khát vọng thăng tiến, thành công.

Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ cúng Ông Công Ông Táo còn là dịp để gia đình quây quần, cùng nhau dọn dẹp, sửa soạn nhà cửa sạch sẽ, tạo không khí ấm cúng để đón Tết. Đây là nét đẹp văn hóa vừa gắn kết các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện lòng hiếu kính và truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.