Khi không sử dụng máy giặt nên mở ‘nắp’ hay đóng: 90% làm sai, bảo sai máy nhanh hỏng, càng giặt càng không sạch

Khi không sử dụng máy giặt nên mở ‘nắp’ hay đóng: 90% làm sai, bảo sai máy nhanh hỏng, càng giặt càng không sạch

Đây là một điều tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng lại mang tới hệ quả lớn nên mọi người đừng bỏ qua nhé!

Ở đây mọi người thử trả lời giúp mình câu hỏi, khi máy giặt không hoạt động, mọi người sẽ đóng nắp (cửa máy giặt) hay mở nó ra? Khi được hỏi câu này, chắc có tới 90% đều trả lời rằng sẽ ‘đóng cửa’ máy giặt lại đúng không.

Ai cũng nghĩ đây là việc làm hoàn toàn bình thường và chắc chắn là đúng. Vậy nhưng lại sai hoàn toàn.

Tại sao lại như vậy

Nếu như bạn cảm thấy máy giặt của nhà mình dùng lâu ngày, có cảm giác càng giặt càng bẩn, sau khi giặt xong mặc vào vẫn thấy ngứa da. Nói chung là do không vệ sinh máy giặt thường xuyên, và cũng có thể do sử dụng máy giặt không đúng cách, ví dụ như khi máy giặt không sử dụng, “nắp” máy giặt mở hay đóng không.

Mở nắp khi không sử dụng giúp máy giặt khô thoáng, vệ sinh, ảnh: dSD

Đầu tiên mình nói rõ với các bạn là sau khi giặt quần áo trong máy giặt xong không được vội đóng nắp, cách làm này là sai lầm, nhiều người khi sử dụng máy giặt thường đóng nắp lại ngay sau khi đã lấy quần áo đi phơi, và nghĩ rằng làm vậy nó có thể bảo vệ máy giặt khỏi bụi bẩn, nhưng không phải vậy, khi chúng ta đậy nắp sau khi giặt quần áo, điều này đặc biệt dễ sinh vi khuẩn cho lần sau giặt quần áo, nó sẽ làm bẩn quần áo sau đó. Hệ quả là mặc dù giặt và phơi khô quần áo nhưng da vẫn bị ngứa sau khi mặc.

Sau khi máy giặt được sử dụng hết, tại sao nó lại sinh ra vi khuẩn khi đóng nắp? Bây giờ chúng ta hãy nói về vấn đề này, thực tế là máy giặt có một ống bọc bên trong và nước của máy giặt nằm trong ngăn của hai thùng, và ngăn này nói chung không được sạch sẽ.

Theo thời gian, rất nhiều chất bẩn sẽ tích tụ bên trong những thứ cặn nhỏ và vi khuẩn, sau khi máy giặt sử dụng hết, mặc dù không còn hơi ẩm trên bề mặt nhưng vẫn còn đọng nước ở lớp bên trong, nếu đóng trực tiếp nắp máy giặt thì vi khuẩn sẽ không ra ngoài, hơn nữa sẽ sinh sôi trong môi trường ẩm ướt nên quần áo sẽ ngày càng bẩn, gây ngứa thậm chí dị ứng trên da, nên chị em phải hết sức lưu ý nhé!

Đóng nắp liên tục có thể khiến máy giặt tích tụ nhiều vi khuẩn hơn, ảnh: DSD

Như vậy, lời khuyên dành cho các chị em nội trợ là khi máy không hoạt động hãy mở nắp để máy giặt được thông thoáng, để quần áo giặt sạch hơn, mặc thoải mái và dễ chịu hơn. Đặc biệt, nhiều gia đình thường quên mất việc phải vệ sinh và khử trùng máy giặt thường xuyên, đặc biệt là bộ lọc của máy giặt, có như vậy máy mới bền và giặt sạch được quần áo.

Ngoài ra, muốn máy giặt sử dụng được bền đẹp, giặt quần áo sạch sẽ cần tránh mắc các sai lầm sau:

Thứ nhất, lỗi rất nhiều người hay mắc là mở nắp máy đột ngột khi máy đang hoạt động

Mở nắp máy khi lồng giặt đang quay là điều cấm kỵ, có thể gây hại nặng nề cho thiết bị cũng như uy hiếp an toàn của người sử dụng. Việc mở nắp máy khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, trục quay của lồng giặt bị lệch.

Cách làm đúng là nhấn nút Tạm dừng/Pause trước khi muốn mở nắp máy giặt. Sau đó lại bật cho máy giặt trở lại

Nhiều gia đình sử dụng máy giặt lâu năm nhưng không thường xuyên vệ sinh, ảnh: DSD

Thứ hai, sử dụng sai bột giặt dành cho loại máy của gia đình nhà mình

Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.

Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn.

Thứ ba, giặt lẫn tất cả nhiều loại quần áo cùng một mẻ giặt

Đây là một thói quen không ảnh hưởng gì tới máy giặt, nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Sau khi giặt, bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian và công suất để tìm những chiếc tất để ghép chúng thành đôi, tìm những đồ đạc nhỏ khác trong rất nhiều các quần áo khác.

Khi giặt chỉ nên giới hạn đúng dung tích của máy giặt, tránh bị quá tải, ảnh: DSD

Thứ tư, giặt quá nhiều quần áo cùng một mẻ giặt khiến máy giặt bị quá tải

Mỗi sản phẩm máy giặt sẽ có những dung tích khác nhau, nếu bạn cho quá nhiều quần áo vượt quá dung tích mà máy giặt cho phép thì điều này sẽ khiến cho máy ngừng hoạt động, khiến cho quần áo không được sạch và là nguyên nhân không thể ngờ khiến máy giặt giảm tuổi thọ của máy.

Thứ năm, không thay ống dẫn nước vào máy giặt hay van cao su thường xuyên

Các linh kiện điện tử và các bộ phận bên trong máy giặt đều có một tuổi thọ nhất định. Trong quá trình giặt giũ, nếu bạn không thể không tắt nước vào máy giặt khi đã hoàn tất việc giặt giũ thì bạn nên thay van cao su khác. Trong thời gian sử dụng dài, áp lực nước khiến cho van xả không đóng khít và bị xơ cứng. Chính vì vậy bạn nên khóa nước để tăng tuổi thọ cho ống dẫn nước.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cai-gi-cung-biet/khi-khong-su-dung-may-giat-nen-mo-nap-hay-dong-90-lam-sai-bao-sai-may-nhanh-hong-cang-giat-cang-khong-sach