Giúp người gặp nạn trên đường, người phụ nữ bị xe máy tông qua đời

Thông tin này được đăng tải trên báo khiến ai đọc cũng xót xa. Trong khi đang nỗ lực cứu giúp một người khác bị tai nạn trên đường, người phụ nữ lại bị 1 xe khác va chạm dẫn đến cả 2 cùng không qua khỏi. Cụ thể sự việc được báo chí đăng tải như sau:

Chiều 23/2, ông Đỗ Cao Thắng – Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) xác nhận vụ tai nạn khiến 2 người dân trên địa bàn t.ử v.o.n.g. thương tâm.

hình ảnh

Hiện trường cả người cứu giúp và người bị nạn đều không qua khỏi, ảnh: TTO

Theo thông tin ban đầu, lúc 2h55 ngày 23/2, anh T.A.B (SN 2000, thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải) điều khiển xe mô tô biển số 77L1 – 640.xx đi trên cầu Thị Nại hướng từ Quy Nhơn về Nhơn Hải tự gây tai nạn, xe và người ngã ra đường.

Anh B. nằm trên đường ra dấu hiệu xin được giúp đỡ thì được bà N.T.Y.L (SN 1976, thôn Hải Bắc, xã Nhơn Hải) điều khiển xe mô tô 77AA – 135.xx chở theo sau chị ruột là bà N.T.H (SN 1970), dừng xe lại giúp đỡ. Hai người dìu anh B. ngồi dậy, đưa vào lề đường chờ xe cấp cứu.

Lúc này, N.N.H (SN 2003, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), điều khiển xe mô tô biển số 77E1 – 402.xx đi hướng Quy Nhơn – Phù Cát, tông vào người anh B. và bà H.

Cú tông mạnh khiến anh B. t.ử v.ong tại chỗ, bà H. bị thương được đưa đi cấp cứu, tuy nhiên do vết thương quá nặng, bà H. đã t.ử v.ong sau đó, được gia đình đưa về nhà lúc 10h20 cùng ngày.

Lực lượng chức kiểm tra và xác định Nguyễn Nguyên Huy có nồng độ cồn trong máu 140,73mg/100ml.

Hiện, nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

hình ảnh

Mời bà con đọc thêm thông tin hữu ích: Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông, người vi phạm có thể bị phạt t.ù mức cao nhất đến 7 năm.

Không cứu người gặp tai nạn giao thông là hành vi bị nghiêm cấm

Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, gồm 23 hành vi.

Trong đó, đáng chú ý có các hành vi “Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn”, “Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông”, “Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”, “Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông”.

Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm:

Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Bảo vệ tài sản của người bị nạn; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Đặc biệt, luật quy định rõ “Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. (Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này).

Vậy, hành vi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt thế nào?

1. Xử phạt hành chính.

Trong trường hợp hành vi không cứu người gặp tai nạn giao thông khi có yêu cầu mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 500 – 1 triệu đồng. Trường hợp này được áp dụng theo điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 3 người thương vong ở Đà Nẵng.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 3 người thương vong ở Đà Nẵng.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu hành vi không cứu người gặp tai nạn giao thông đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

– Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

+ Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm.

+ Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

– Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.