Một học sinh lớp 7 tu.vong nghi do cúm A

Thông tin này được đăng tải trên báo VnExpress cùng nhiều báo chính thống khác. Bài viết có tiêu đề: “Một học sinh lớp 7 tử vong nghi do cúm A”. Nội dung cụ thể như sau:

Bệnh nhân nam 13 tuổi, nhập viện sau một ngày sốt cao, suy hô hấp, test nhanh dương tính cúm A, t.ử vo.ng nghi do nhiễm virus này.

Hôm 21/2, báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết ba ngày trước, nam sinh xuất hiện mệt mỏi, đau đầu. Một ngày sau, trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó thở, gia đình cho uống thuốc kháng sinh, hạ sốt tại nhà. Đến tối cùng ngày, bệnh nhân có biểu hiện tức ngực, khó thở, phụ huynh đưa con đi khám tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.

Kết quả test nhanh tại đây cho thấy dương tính với cúm A, suy hô hấp, viêm phổi nặng, bệnh nhân được đặt nội khí quản cấp cứu, chuyển tuyến lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Tại Khoa hồi sức tích cực, SpO2 (nồng độ oxy trong máu) của người bệnh còn 80 %, suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp cấp tiến triển nhanh. Các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi nặng, nghi nhiễm cúm A.

Sau đó, tình trạng trẻ chuyển biến xấu, SpO2 không đo được, không bắt được mạch, hôn mê sâu. Gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà, trẻ t.ử v.ong sáng 20/2.

Bệnh viện Sản Nhi gửi mẫu bệnh phẩm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán chính xác tác nhân cúm, chưa có kết luận chính thức.

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp gây ra bởi các chủng virus cúm. Đây là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông – xuân khi thời tiết lạnh và độ ẩm cao. Bệnh lây qua giọt bắn, qua các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết của người bệnh. Báo cáo nhanh từ các bệnh viện phía Bắc cho thấy số người đến khám và nhập viện do cúm A tăng. Hiện Bộ Y tế chưa có thống kê về số ca cúm trong đợt dịch này.

Tùy từng loại virus, cúm có thể gây những triệu chứng, diễn tiến nặng nhẹ khác nhau. Ba chủng virus cúm ảnh hưởng tới người là cúm A, B, C. Trong đó, cúm A thường gặp nhất và gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến nhiều trận dịch, đại dịch ở các quốc gia. Chủng cúm này thường tổ hợp giữa các kháng nguyên H và N tạo ra các tác nhân gây bệnh như H5N1, H3N2, H1N1… Cúm A thường xuất hiện các biến chủng mới, thay đổi hàng năm, khả năng lây nhiễm cao.

Virus cúm gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho khan, đau họng, nghẹt mũi. Thời gian bệnh thông thường kéo dài từ 5-7 ngày ở người khỏe mạnh nhưng có thể kéo dài lâu hơn và nguy hiểm hơn ở nhóm nguy cơ cao.

Để phòng ngừa, ngành y tế khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine cúm hàng năm, đặc biệt là các nhóm dễ biến chứng như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Bên cạnh đó, các biện pháp như đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi hắt hơi, cũng rất cần thiết để hạn chế lây lan virus. Một lối sống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại dịch bệnh hiệu quả hơn.

Khi có các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt cao, ho, đau đầu, đau ngực, cần nghỉ ngơi tại nhà, uống đủ nước để theo dõi tình trạng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng như khó thở, đau tức ngực, lơ mơ, hoặc tím tái, cần đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

hình ảnh

Mời bà con đọc thêm thông tin: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị cúm A hiệu quả

Bên cạnh việc tuân thủ theo các chỉ định điều trị trẻ bị cúm A của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ sẽ giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian mắc bệnh, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà an toàn, hiệu quả:

1. Cách ly trẻ em

Khi trẻ bị cúm A, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là cho trẻ cách ly là chăm sóc tại phòng riêng ít nhất 7 ngày. Trong khoảng thời gian mắc bệnh, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ gặp người khác khi không cần thiết.

Đồng thời, trẻ mắc bệnh không nên sử dụng chung đồ với người khác, vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ. Việc vệ sinh các đồ dùng của trẻ mắc bệnh như chăn, ga giường, khăn, ly cốc… của trẻ mắc bệnh cần được tách riêng với các đồ vật của các thành viên khác trong gia đình và khử khuẩn cẩn thận.

2. Đeo khẩu trang cho trẻ

Khi chăm sóc cho trẻ, bố mẹ và cả trẻ đều cần phải đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây lan bệnh. Sau đó, bố mẹ cần phải rửa tay cũng như vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với trẻ bằng dung dịch khử khuẩn cẩn thận.

Trẻ có thể sẽ cần phải đeo khẩu trang trong thời gian dài, kèm theo các triệu chứng khó chịu của cúm A nên khẩu trang y tế sẽ là một lựa chọn tốt cho trẻ. Thay vì sử dụng khẩu trang vải, loại khẩu trang này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng phát tán virus trong không khí khi trẻ ho, hắt hơi hiệu quả, đảm bảo vệ sinh và độ thông thoáng, thoải mái, dễ thở.

3. Không cho trẻ em nằm máy lạnh

Nhiều bố mẹ có quan điểm cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng máy lạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Khi nhiệt độ phòng xuống thấp, trẻ rất dễ bị đau họng, ho, khô mũi, khó tiết mồ hôi hơn bình thường. Hơn nữa các triệu chứng của cúm A có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn, cản trở quá trình hồi phục sức khỏe.

Vì vậy, khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ chỉ nên cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, mát mẻ và sạch sẽ. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, bố mẹ có thể dùng điều hòa hoặc quạt để làm mát không khí nhưng lưu ý tránh để quạt, điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ.

4. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Cúm A khiến trẻ cảm thấy khó chịu, sốt, đổ nhiều mồ hôi… Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, được làm từ các chất liệu mềm, có độ thấm hút tốt để trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thư giãn hơn, từ đó, hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh.

5. Ăn uống đầy đủ chất

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ đang mắc bệnh. Vì vậy, khi trẻ bị cúm A, bố mẹ nên chú ý tăng cường các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, cung cấp cho trẻ đủ các dưỡng chất cần thiết, cụ thể như:

6. Cho trẻ em nghỉ ngơi nhiều

Khi bị ốm, trẻ thường cảm thấy rất mệt và cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn bình thường. Lúc này, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ thực hiện các hoạt động mạnh, thay vào đó, hãy cho trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, sạch sẽ, cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng, làm những điều trẻ thích. Lưu ý, bố mẹ không nên ép trẻ đi ngủ khi trẻ không buồn ngủ.

7. Nhỏ mũi đúng cách

Triệu chứng nghẹt mũi khi trẻ bị cúm A là nguyên nhân chính khiến trẻ khó thở. Việc nhỏ mũi và vệ sinh mũi đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn, giúp trẻ cảm thấy dễ thở hơn. Hơn nữa, việc này còn giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn bên trong mũi của trẻ, từ đó, giúp bệnh nhanh khỏi. Do đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho trẻ khi chăm sóc trẻ bị cúm A.