Cãi nhau, vợ lấy an nguy của 2 con nhỏ ra để ép chồng nhượng bộ: Nhận bão chỉ trích

Trong lúc nóng giận, người mẹ đã có hành động khiến tất cả không thể tin nổi là lại có thật trên đời này. Sự việc ngay sau đó đã phải có sư can thiệp của các cơ quan chức năng. Báo chí cũng đã đưa thông tin về câu chuyện này rồi. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!

Cụ thể, vào ngày 10/10, đoạn video quay tại Hà Nam, Trung Quốc ghi lại cảnh một cặp vợ chồng cãi nhau và người vợ đã cho hai con ngồi trên cục nóng điều hòa ở ban công vì không chịu nhượng bộ chồng.

hình ảnh

hình ảnh

Trong đoạn video, bé trai đòi vào bên trong nhưng bị mẹ ngăn cản, còn bé gái chỉ biết gào khóc và luôn miệng gọi “Mẹ”. Người mẹ ra hiệu con không được vào nhà và cũng không cho phép người chồng tiến gần phía các con. Một người dân đối diện đã chứng kiến cảnh tượng này và quay video lại. Những người chứng kiến cho biết cảnh sát và xe cứu hỏa đã được gọi đến giải cứu hai đứa bé.

Sau khi đoạn video được lan truyền, dư luận chỉ trích người mẹ quá tàn nhẫn. Một số người bình luận như sau:

“Sao có thể để con mình ra chỗ nguy hiểm như vậy?”

 “Nếu đứa trẻ bị ngã thì phải làm sao?”

 “Dù có cãi nhau thế nào cũng không thể để con ngoài ban công như vậy”…

Sự việc cũng khiến nhiều người đặt ra nghi ngờ rằng mẹ của đứa trẻ có thần kinh không được bình thường cho lắm, có thể cô ấy đang gặp vấn đề sức khỏe gì đó khiến chính bản thân người mẹ cũng không ý thức được những việc mình đang làm nguy hiểm tới mức nào.

Sáng 11/10, phóng viên của Red Star News xác minh qua nhiều nguồn tin cho biết vụ việc xảy ra tại quận Lạc Long, thành phố Lạc Dương. Một nhân viên của Liên đoàn Phụ nữ huyện Lạc Long cho biết sự việc vẫn đang được tìm hiểu. Cục Công an và Sở Tư pháp đã can thiệp, những thông tin còn lại không tiện tiết lộ.

Theo Triệu Lương Sơn, luật sư tại Công ty luật Thiểm Tây Hengda, cặp vợ chồng cãi nhau, trút giận lên hai đứa trẻ và không ngần ngại lợi dụng con làm mục tiêu. Do điều kiện tiên quyết của tội cố ý gây thương tích là phát sinh hậu quả gây thương tích nhẹ, thương tích nặng hoặc t/ử/ v/o/n/g cho trẻ em nên trường hợp này không bị nghi là tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, do đương sự để hai bé ngồi trên máy điều hòa ở nơi công cộng, gây mất trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, cảnh sát có thể áp dụng hình phạt an ninh đối với các bên liên quan đến hành vi này.

Luật sư Triệu cũng chỉ ra rằng nếu hai đứa trẻ bị r/ơ/i từ trên lầu xuống khiến bị thương nặng hoặc t/ử v/o/n/g thì người đặt trẻ ra trên máy điều hòa sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, bị phạt t/ù từ 3 năm đến 7 năm do c/ẩ/u /t/h/ả gây mất sự sống con người.

hình ảnh

Mong rằng mỗi bố mẹ đều có thể giảm cái tôi của mình xuống 1 chút vì con, ảnh: SD

Khi bố mẹ thường xuyên cãi vã, những mâu thuẫn này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai người mà còn gây tác động sâu sắc tới tâm lý và sự phát triển của con cái, đặc biệt là với những đứa trẻ nhỏ.

Trẻ em rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Khi bố mẹ tranh cãi, chúng sẽ dễ cảm nhận được sự căng thẳng và lo âu trong gia đình. Những cuộc cãi vã thường xuyên có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái bất an, lo lắng và sợ hãi. Chúng có thể không hiểu được hết lý do xung đột, nhưng cảm giác bị bỏ rơi hoặc không an toàn có thể dấy lên trong lòng. Tâm lý này có thể kéo dài, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc tự ti.

Khi trẻ lớn lên trong môi trường mà bố mẹ thường xuyên cãi cọ, chúng có thể coi đây là cách bình thường để giải quyết xung đột. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ đối diện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống sau này. Trẻ có thể trở nên hung hăng, dễ nổi nóng hoặc tỏ ra thiếu tôn trọng với người khác, vì chúng đã “học” từ bố mẹ rằng cãi vã là phương thức giao tiếp bình thường trong mọi mối quan hệ.

Nhiều trẻ nhỏ khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường cảm thấy mình là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn đó, mặc dù điều này không đúng. Những suy nghĩ như vậy có thể khiến trẻ phát triển tâm lý tự ti, cảm thấy mình không xứng đáng được yêu thương và dễ rơi vào trạng thái lo âu kéo dài. Nếu không được giải quyết sớm, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tinh thần và xã hội của trẻ.

Sự căng thẳng và lo lắng do việc bố mẹ cãi vã thường xuyên có thể khiến trẻ mất tập trung trong học tập. Chúng có thể không còn hứng thú với việc học hoặc gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể trở nên trầm lặng, ít giao tiếp hơn, mất đi sự tự tin trong các hoạt động xã hội hoặc với bạn bè đồng trang lứa.

Mong rằng bố mẹ khi sinh con ra sẽ đủ bao dung và mạnh mẽ để cho con một môi trường sống lành mạnh nhất có thể.