Theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì những trường hợp dưới đây sẽ không được học và cấp bằng lái xe.
10 trường hợp không được học và cấp bằng lái xe
1. Người chưa đủ tuổi lái xe
Tuổi học lái xe ô tô theo quy địnhTheo quy định của nhà nước, từ khi đăng ký tham gia khóa học tính đến thời điểm dự thi sát hạch, học viên cần đạt mốc tuổi như sau:
Học viên phải đủ 18 tuổi trở lên, mới đủ điều kiện thi lái bằng B2
Và phải từ đủ 21 tuổi trở lên mới được đăng ký nâng bằng B2 lên bằng C.
2. Người mắc các bệnh về mắt.
Các vấn đề về mắtQuan sát là một trong những kỹ năng để có thể điều khiển và xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Do đó, những trường hợp sau sẽ không được đăng ký học bằng B2:
Cận thị hoặc viễn thị > 7 độ.
Loạn thị > 4 độ.
Thị trường thu hẹp > 20 độ.
Mắt bị các tật quáng gà hoặc loạn sắc.
Đang bị các bệnh lý về võng mạc hoặc các bệnh lý về thị giác thần kinh.
Tình trạng sông thị.
Các bệnh lý về chói sáng.
Các bệnh lý về rối loạn nhận biết 3 màu sắc cơ bản: đỏ, xanh dương và xanh lá cây.
3. Những trường hợp về thính giác
Vấn đề về thính giácTrong suốt quá trình tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc quan sát tốt. Người điều khiển xe ô tô còn phải có khả năng lắng nghe chuẩn sát. Những bệnh lý về tai sau đây sẽ không đủ điều kiện để học lái bằng ô tô:
Khả năng nghe < 4m ở mức âm lượng bình thường (cả trong trường hợp có sử dụng máy trợ thính).
4. Những trường hợp khiếm khuyết về tay
Để có thể điều khiển vô lăng, cần số, cũng như các nút chức năng một cách an toàn trên xe. Những trường hợp sau sẽ không được đăng ký học lái xe ô tô:
Bàn tay phải bị tật hoặc tai nạn không còn đủ tối thiểu 4 ngón. Và bàn tay trái cũng không có đủ tối thiểu 3 ngón.
Cả 2 bài tay không có đủ 2 ngón cái, cũng là một trong những trường hợp bị loại trừ khi đăng ký học lái xe ô tô.
5. Những trường hợp khiếm khuyết ở chân
Khiếm khuyết ở chânSau đây là những khiếm khuyết ở chân không đủ điều kiện đăng ký học lái xe ô tô:
Học viên đăng ký học nhưng không có đầy đủ 2 chân hoặc có đủ 2 chân nhưng không có khả năng vận động bình thường.
Các trường hợp bị tai nạn dẫn đến khuyết tật và đang sử dụng chân giả. Thì phải có chứng nhận của bác sĩ xác nhận hoạt động của chân giả có thể thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản như chân nguyên thủy.
Đồng thời, ngay cả khi người đăng ký đã có đầy đủ chứng nhận của bác sĩ. Nhưng nếu không vượt qua sát hạch thực nghiệm. Thì vẫn không đủ điều kiện học lái xe ô tô.
6. Những trường hợp liên quan đến tim mạch
Tim mạch và các vấn đề liên quanTim mạch là một trong bệnh lý nguy hiểm đối với tính mạng và sức khỏe của con người. Chính vì thế, nếu tình trạng tim mạch của bạn đang nằm trong danh mục này, thì bạn sẽ không đủ điều kiện đăng ký học lái xe ô tô:
– Bệnh lý thiểu năng van tim, hở van tim cấp độ nặng.
– Thường xuyên có các triệu chứng đau thắt ngực.
Bệnh lý huyết áp thấp, kèm theo tiểu sử mắc các chứng chóng mặt, ngất xỉu, thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ mất kiểm soát.
Bệnh lý về viêm tắc động mạch – tĩnh mạch, dị dạng mạch máu có ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và điều khiển xe.
Các trường hợp ghép tim và có sự can thiệp thông mạch vành.
7. Những trường hợp liên quan đến vấn đề về thể lực
Các vấn đề liên quan đến thể lựcNếu thể lực của bạn rơi vào các trường hợp sau, bạn sẽ không đủ điều kiện tham gia học và thi sạch hạch tất cả các loại bằng lái xe ô tô.
Chiều cao <1m5.
Cân nặng <46kg.
Vòng ngực < 80cm.
8. Những trường hợp về tâm thần
Các vấn đề về tâm thầnĐiều khiển xe ô tô tham gia giao thông là hành động cần đến sự tỉnh táo và khả năng xử lý tình huống nhạy bén.
Người có tiền sử bệnh động kinh.
Bị liệt vận động từ một chi trở lên.
Người đang bị tình trạng hoa mắt, chóng mặt xuất phát từ các bệnh lý.
9. Những trường hợp về hô hấp
Bệnh về hô hấpHồ sơ thi sát hạch lái xe ô tô cũng sẽ loại trừ các trường hợp liên quan đến hệ hô hấp như sau:
Người đang bị các bệnh gây khó thở mức độ II (Theo tiêu chuẩn phân loại mMRC).
Bệnh lý hen phế quản có kiểm soát một phần hoặc không thể kiểm soát.
Người đang mắc lao phổi đang trong giai đoạn lây nhiễm.
10. Những trường hợp sử dụng thuốc, chất cồn, ma túy, các chất thần kinh và kích thích