Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống Pháo luật ngày 15/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Những điều đặc biệt “có một không hai” chỉ có trong năm Ất Tỵ 2025″. Nội dung cụ thể như sau:
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu
Theo tờ Lao động Thủ đô, theo lịch âm, năm 2025 là năm Ất Tỵ, tức năm con Rắn. Năm nay nhuận tháng 6 âm lịch, khiến năm Ất Tỵ dài hơn bình thường. Hơn nữa, năm Ất Tỵ 2025 cũng 2 lần đón tiết Lập xuân:
– Lần thứ nhất vào đầu năm: ngày 3/2/2025 dương lịch, tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
– Lần thứ hai vào cuối năm: ngày 4/2/2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng Chạp năm Ất Tỵ.
Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập Xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ 2025 có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu là vì vậy.
Năm Ất Tỵ 2025 là \’năm rắn hai đầu\’ và ý nghĩa đặc biệt của nó
Ý nghĩa hình tượng rắn hai đầu trong truyền thuyết dân gian được nhiều người lưu truyền. Năm con rắn hai đầu là biểu tượng cho sự chung sống của hy vọng và thử thách, nhắc nhở chúng ta rằng dù gặp phải khó khăn nào trong cuộc sống, chỉ cần trong tim có ánh sáng thì bóng tối đều có thể bị xua tan. Cũng giống như cây tre huyền thoại, mỗi người đều có thể hóa thân thành rắn hai đầu trên sân khấu của chính cuộc đời mình, dũng cảm đối mặt với giông bão của tương lai và theo đuổi ánh sáng trong ước mơ của mình.
Trong Năm Rắn hai đầu sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ huyền thoại này, khơi dậy lòng dũng cảm và trí tuệ trong trái tim mình, chào đón một chương mới và khám phá tương lai tươi sáng của chính mình. Dù gặp phải thử thách nào, bạn cũng phải đón nhận những khả năng của cuộc sống với thái độ của con rắn hai đầu.
Năm âm lịch Ất Tỵ 2025 siêu dài có đến 384 ngày
Nếu để ý trong lịch năm mới bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29/1/2025 đến ngày 16/2/2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.
Nếu lật giở cuốn lịch đến tháng 6 âm lịch, chúng ta sẽ thấy có tới hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25/6 – 24/7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25/7 – 22/8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.
Về điều này, chía sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) cho biết Âm lịch có cơ sở là chu kỳ pha của Mặt Trăng – mỗi chu kỳ pha đó được gọi là một tuần Trăng, hay như chúng ta vẫn gọi quen thuộc là một tháng Âm lịch. Độ dài trung bình của một tháng Âm lịch là 29,53 ngày, và do đó độ dài của 12 tháng chỉ là 354 hoặc 355 ngày.
Chuyên gia lý giải: “Cứ khoảng 3 năm thì độ lệch giữa hai hệ thống lịch Âm và Dương sẽ dài thêm 1 tháng, việc đó gây phiền toái cho lịch sinh hoạt của những nơi vẫn sử dụng Âm lịch như Việt Nam, đồng thời ngày tháng trong Âm lịch không còn phản ánh đúng chu kỳ thời tiết”.
Vì lý do đó mà cứ 3 năm chúng ta lại có thêm một tháng được bổ sung vào Âm lịch. Những năm như thế có 13 tháng và được gọi là năm nhuận Âm lịch. Năm Ất Tỵ tới đây là một năm như vậy. Vì có tới 13 tháng nên thay vì 354 ngày thì năm Ất Tỵ kéo dài tới 384 ngày.
Chuyên gia cũng khẳng định điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, vấn đề nông nghiệp hay thời tiết, khí hậu trong năm 2025.
“Âm lịch không được coi là công cụ thích hợp cho việc dự đoán thời tiết, vì vậy việc Âm lịch có thêm một tháng không phản ánh sự biến động thời tiết. Đối với sinh hoạt của người dân, những người sinh sống ở thành phố hoặc làm việc theo lịch hành chính nói chung không gặp bất cứ ảnh hưởng nào.
Còn với hoạt động nông nghiệp, việc đón Tết muộn sẽ khiến người nông dân cần điều chỉnh lại một số thời điểm, chẳng hạn như việc cấy lúa thường diễn ra trong khoảng từ tháng 1 tới đầu tháng 2 Dương lịch nên việc nghỉ đón Tết vào thời điểm nào sẽ quyết định sự sai khác trong thời điểm gieo mạ và cấy lúa, tuy nhiên sự sai khác này không có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả khi thu hoạch”, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.
Ở góc nhìn khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất khi một năm Âm lịch có 13 tháng là trẻ nhỏ phải chờ đợi dịp nghỉ Tết lâu hơn và ngược lại, người lớn lại “thở phào” vì làm được nhiều việc trước khi phải dốc ví cho việc mua sắm cuối năm.
Khởi đầu chuỗi 8 năm không có ngày 30 Tết
Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ không có 30 Tết vì tháng Chạp năm Giáp Thìn chỉ có 29 ngày. Điều thú vị là từ đó cho đến Tết Nhâm Tý 2023 – 8 năm liền – chúng ta đón giao thừa sau khi ngày 29 Tết kết thúc. Phải đến Tết Nguyên đán Quý Sửu 2033, chúng ta mới gặp lại ngày 30 Tết.
Chu kỳ 8 năm không có ngày 30 Tết xảy ra do sự trùng khớp giữa chu kỳ đối lệch (đặt thêm tháng nhuận trong mỗi 2-3 năm) và chu kỳ quay của Mặt Trăng. Hiểu đơn giản rằng, trong khoảng thời gian này, không có năm nhuận rơi vào tháng Chạp, dẫn đến chu kỳ ngắn ngày liên tục.
Chu kỳ “thiếu ngày 30 Tết” gần nhất từng xảy ra là giai đoạn từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020). Những năm này đều không có tháng Chạp đủ.
Khái niệm tương tự đã được nhà thiên văn học Meton (người Hy Lạp) biết đến và giới thiệu vào khoảng năm 432 TCN, và ứng dụng để tính toán ngày lễ Phục Sinh. Người đời sau gọi đây là Chu kỳ Meton.
Năm nay, người dân trên cả nước được nghỉ Tết 9 ngày, bắt đầu từ 25/1 đến 2/2 (ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng 1 năm Ất Tỵ). Dù nghỉ từ 26 Tết nhưng tháng Chạp chỉ có 29 ngày khiến nhiều người có cảm giác thời gian chuẩn bị cho Tết bị rút ngắn.
Việc nhiều năm liên tiếp có hoặc không có ngày 30 Tết khá thường gặp. Chẳng hạn, 8 năm liền kể từ 2014 đến 2021, Tết Nguyên đán luôn có ngày 30 Tết. Sau đó là năm 2022 (Nhâm Dần) có tháng Chạp thiếu, năm 2023 (Quý Mão) và 2024 (Giáp Thìn) lại có tháng Chạp đủ. Tiếp theo là 8 năm liền kết thúc năm Âm lịch bằng ngày 29 tháng Chạp.