Học sinh tiểu học làm phép tính 8-3+3=8 bị cô giáo chấm ‘sai’ kèm theo lời phê ‘con chưa hiểu bài’: Dân mạng bùng nổ tranh cãi

Theo WTT, theo đó, bài toán yêu cầu học sinh tính phép tính: “8 – 3 + 3 = ?”. Với yêu cầu này, em học sinh đưa ra đáp án là 8 nhưng khi chấm bài, cô giáo đã gạch đi đáp án của em học sinh và sửa lại thành 2. Kèm theo đó, cô giáo còn nhận xét trong vở của học sinh này là: “Con chưa hiểu bài”.

Nhanh như một cơn gió, phép tính kèm lời phê này đã gây ra tranh cãi dữ dội trên các diễn đàn mạng xã hội. Trong đó, phần lớn người dùng mạng cho rằng, cô giáo đang sửa kết quả của học sinh từ đúng thành sai, bởi ai cũng biết quy tắc tính toán của học sinh tiểu học là nếu phép tính không có dấu ngoặc, không có nhân, chia mà chỉ có cộng, trừ thì phải thực hiện phép tính từ trái sang phải.

Cô giáo gạch đi kết quả của học sinh và đưa ra đáp án của mình là bằng 2, ảnh: dSD

Theo quy tắc này, em học sinh đã đúng khi lấy 8 – 3 = 5, rồi lấy 5 + 3 = 8. Còn để ra được kết quả là 2 như cô giáo chữa thì có lẽ phép tính sẽ là 8 – (3 + 3) = 2, nhưng như vậy thì lại sai quy tắc khi rõ ràng không có dấu ngoặc đơn nào ở đây.

 

 

“Ủa phải tính phép tính từ trái sang phải chứ nhỉ”, “Mình không tin là cô giáo có thể chấm sai bài này”, “Tại sao cô lại ra bằng 2 nhỉ” … là một số bình luận của dân tình.

Song song với đó, không ít người hoài nghi về độ xác thực của bài đăng này. Một số cho rằng bài đăng tạo ra chỉ nhằm mục đích “câu like”, “câu view” chứ trong thực tế, chắc chắn không có giáo viên nào lại mắc sai lầm ở một phép tính đơn giản như thế này. Vậy nên tranh luận cho vui thì được nhưng không nên tin.

Theo bạn, đáp án đúng của bài toán này bằng 8 hay bằng 2.

 

 Mời mọi người đọc thêm thông tin: “Một nửa cây gậy có mấy đầu?”, bài toán tiểu học tưởng dễ nhưng khiến nhiều phụ huynh tranh cãi đến đau đầu nhức óc

Ở cấp bậc tiểu học, kiến thức môn toán thường chỉ ở mức cơ bản nên nhiều bậc bố mẹ tưởng chừng như rất đơn giản đối với con trẻ. Thế nhưng sự thật thì có các dạng bài khiến ngay cả phụ huynh cũng phải đau não vì độ khó, lắt léo của nó. Thậm chí còn gây ra nhiều tranh cãi vì đề bài không rõ ràng, thiếu logic làm cho quá trình tìm lời giải chính xác của trẻ rơi vào tình huống rắc rối.

 

 

Mới đây, một bài toán của cậu bé tiểu học được phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội để “trưng cầu” ý kiến của cộng đồng mạng đã gây nên nhiều quan điểm trái chiều. Cụ thể đề bài toán đưa ra là “Một cây gậy có 2 đầu, vậy 2 cây gậy có mấy đầu và 1/2 cây gậy có mấy đầu?”

Ở phần đầu, học sinh chỉ cần thực hiện phép tính nhân để cho ra kết quả bằng 4, tức là lấy 2 nhân 2 và từ đó kết luận rằng 2 cây gậy sẽ có tổng cộng 4 đầu. Tuy nhiên, ở phần thứ hai, khi đề bài hỏi về số đầu gậy của 1/2 cây gậy, nếu tiếp tục áp dụng phép nhân, lấy 1/2 nhân với 2 thì kết quả thu được là 1 đầu gậy.

Bài toán ‘một nửa cây gậy’ có mấy đầu, ảnh: DSS

Xét ở góc độ dạng phép toán thì rõ ràng học sinh đã làm đúng. Thế nhưng khi xét về mức độ suy luận logic và tính thực tế thì nhiều phụ huynh đều cho rằng, bài toán này có vấn đề bởi vì bất kỳ cây gậy nào cũng có 2 đầu, dù cho cây gậy đó có bị cắt chia thành mấy phần đi chăng nữa thì không thể có cây gậy nào mà chỉ có 1 đầu được. Do đó, bài toán này có thể chấp nhận được ở cả hai đáp án là 1 hoặc 2.

Chỉ một bài toán tiểu học ai nhìn vào cũng tưởng chừng rất dễ, nhưng lại gây ra không ít sự tranh cãi dữ dội giữa các bậc phụ huynh. Điều này chứng minh toán học ngày càng tạo ra vô số thách thức đối với các bạn nhỏ. Bởi nhiều trường hợp kết quả bài làm không chỉ có một, khiến cho học sinh khá hoang mang.

Vậy nên, trong quá trình hướng dẫn và đồng hành cùng con, bố mẹ cần dạy trẻ khi làm toán chỉ cần con có thể suy nghĩ, lý luận một cách logic thì sẽ tìm ra được nhiều cách giải hay và cho ra đáp án đúng, phù hợp nhất với yêu cầu của đề bài.

Đồng hành cùng con trong quá trình tiểu học là một quá trình kiên trì, bao dung và không hề dề dàng nhưng tôi tin rằng đó cũng là quãng thời gian nhiều kỉ niệm đẹp với mỗi gia đình!

Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/hoc-sinh-tieu-hoc-lam-phep-tinh-8-338-bi-co-giao-cham-039sai039-kem-theo-loi-phe-039con-chua-hieu-bai039-dan-mang-bung-no-tranh-cai-d229375.ht