
Vì sao người xưa dặn: “Một con chó đừng nuôi quá 10 năm”? Ngày nay, chó là loài vật nuôi phổ biến và được yêu thương trong hầu hết các gia đình. Không chỉ là thú cưng, chúng còn được xem như một thành viên trong nhà, được chăm sóc cẩn thận, thậm chí có những chú chó cảnh được nuôi dưỡng và chiều chuộng chẳng khác gì trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người xưa vẫn có câu dặn dò: “Một con chó tuyệt đối đừng nuôi quá 10 năm.” Vậy tại sao lại có quan niệm này? Ngày nay, chó là loài vật nuôi phổ biến và được yêu thương trong hầu hết các gia đình. Tuổi thọ của chó ngắn hơn nhiều so với con người
Một chú chó trung bình có thể sống từ 12 đến 15 năm, thậm chí có giống sống đến 20 năm. Nhưng nếu so với tuổi thọ con người, vòng đời của chó lại cực kỳ ngắn ngủi. Chúng lớn rất nhanh, trưởng thành sớm và cũng già yếu nhanh chóng. Cuộc đời của một chú chó thường trải qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (0–6 tháng tuổi) – Tương đương với độ tuổi khoảng 9 tuổi ở con người. Đây là thời kỳ chó còn nhỏ, ngây ngô, đáng yêu và dễ huấn luyện như một đứa trẻ. Giai đoạn 2 (7 tháng – 2 năm tuổi) – Giai đoạn dậy thì và phát triển mạnh mẽ, tương đương tuổi thiếu niên. Chó ở độ tuổi này rất năng động, mạnh mẽ nhưng cũng nghịch ngợm và đôi khi khó kiểm soát. Giai đoạn 3 (2–7 tuổi) – Đây là thời kỳ chó bước vào tuổi trung niên và già đi, tương đương 30–50 tuổi ở con người. Sức khỏe của chúng bắt đầu suy giảm rõ rệt, dễ mắc các bệnh lý như viêm khớp, béo phì, ung thư, suy giảm nhận thức, lão hóa não bộ… Việc nuôi một con chó quá 10 năm không chỉ khiến người chủ chứng kiến sự suy tàn của thú cưng mà còn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc, và thậm chí là phong thủy – theo quan niệm của người xưa.
Khi chó bước vào tuổi già, các chức năng cơ thể bắt đầu suy giảm. Thị lực mờ dần, thính giác kém đi, chúng chỉ có thể nhận biết chủ nhân qua hướng di chuyển hoặc giọng nói. Những phản xạ trở nên chậm chạp, việc di chuyển cũng khó khăn hơn nhiều. Không chỉ cơ thể, não bộ của chó cũng bị lão hóa, dẫn đến các triệu chứng như hay lo lắng, mất trí nhớ, thậm chí có trường hợp nặng còn không nhận ra được chủ.
Khi chó bước vào tuổi già, các chức năng cơ thể bắt đầu suy giảm.
Tuy nhiên, tất cả những yếu tố về sức khỏe không phải là lý do chính khiến người xưa khuyên “không nên nuôi một con chó quá 10 năm”. Lý do sâu xa hơn nằm ở tình cảm gắn bó giữa chó và con người.
Với mỗi gia đình, chó không chỉ là vật nuôi giữ nhà mà còn là người bạn trung thành, một thành viên thực thụ. Sau hơn 10 năm chung sống, tình cảm giữa chó và chủ thường sâu đậm không khác gì người thân. Việc phải chứng kiến một chú chó già yếu, đau đớn mỗi ngày là điều rất khó chịu đựng đối với nhiều người. Nhiều gia đình vì quá yêu thương đã tìm mọi cách để chữa trị, kéo dài sự sống cho chó – nhưng khi đến tuổi, cái chết của chó là điều không thể tránh khỏi, để lại một khoảng trống lớn về tinh thần.
Không dừng lại ở đó, có một điều đặc biệt ở loài chó: khi cảm nhận được cái chết đang đến gần, chúng thường lặng lẽ rời khỏi nhà. Chó sẽ tìm đến một nơi yên tĩnh để ra đi, tránh để chủ phải chứng kiến khoảnh khắc cuối đời. Theo bản năng sinh tồn, điều này cũng giúp hạn chế mùi xác thối, vi khuẩn và tránh thu hút kẻ thù tự nhiên đến gần khu vực sinh sống của con người.
Sự hy sinh thầm lặng đó chính là minh chứng cho tình cảm trung thành và sâu sắc của loài chó dành cho chủ nhân, và cũng là lý do khiến lời dạy “đừng nuôi một con chó quá 10 năm” mang nhiều ý nghĩa hơn chúng ta nghĩ.
Nguồn: https://phunutoday.vn/to-tien-day-mot-con-cho-dung-nuoi-qua-10-nam–ly-do-phia-sau-khien-ai-cung-giat-minh-d456619.html