
Câu chuyện bắt đầu từ một đoạn video ngắn được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc. Cô gái đến từ thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam, đã chia sẻ khoảnh khắc “định mệnh” khi đưa bạn trai quê ở tỉnh Sơn Đông về quê ăn Tết. Khoảnh khắc cô gái nhận ra bạn trai còn giống mẹ mình hơn cả bản thân khiến cô vô cùng bối rối và cư dân mạng cũng được phen xáo xào bình luận.
Cụ thể là khi đứng cạnh nhau, bạn trai cô và mẹ cô trông giống nhau đến kỳ lạ. Cô gái hài hước chia sẻ: “Trông họ thật sự quá giống nhau! Từ kiểu tóc, đôi mắt, chiếc mũi cho đến khuôn miệng đều na ná nhau. Thậm chí, em trai tôi đứng với mẹ cũng không giống như bạn trai tôi đâu.”
Cô gái còn dí dỏm kể lại cảm giác khi cả ba người cùng chụp ảnh: “Cứ như bạn trai là con ruột của mẹ, còn tôi lại giống con dâu vậy.” Sự việc dở khóc dở cười này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Quả thực, khi quan sát kỹ, mẹ của cô gái và chàng trai có nhiều nét tương đồng trên khuôn mặt. Đặc biệt, nụ cười hiền hậu của cả hai càng làm tăng thêm sự giống nhau đến khó tin. Nhiều người không khỏi thốt lên rằng họ trông như hai mẹ con thất lạc.
Bạn trai cô gái (phải) khi đứng cạnh mẹ và em trai cô
Trước sự trùng hợp ngẫu nhiên này, cư dân mạng đã để lại nhiều bình luận hài hước. Một số người tò mò đề nghị: “Nên đi xét nghiệm ADN đi, biết đâu lại có quan hệ huyết thống thật”, “Hay là cô gái này tìm bạn trai dựa trên khuôn mặt của mẹ mình nhỉ?”, “Sau này nhớ mẹ thì ôm bạn trai mà hôn một cái cho đỡ nhớ.” Bên cạnh đó, cũng có người bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Với ngoại hình này thì mẹ vợ tương lai không có lý do gì để khó dễ chàng rể cả.”
Bạn có biết một sự thật rằng: Trên thế giới này, có những người hoàn toàn xa lạ nhưng lại có ngoại hình giống nhau như anh em ruột thịt, vì sao lại thế
Hai cầu thủ bóng rổ chênh nhau 5 tuổi ngoại hình giống hệt, trùng tên, cùng trải qua phẫu thuật khuỷu tay.
Brady Feigl, 32 tuổi, cầu thủ của Long Island Ducks, trông giống với Brady Feigl, 27 tuổi, đang chơi cho Las Vegas Aviators. Cả hai cầu thủ bóng chày người Mỹ đều cao 1,9m, có mái tóc đỏ rực và đeo kính.
Năm 2015, hai người lần đầu tiên bị nhầm lẫn với nhau khi cùng trải qua phẫu thuật khuỷu tay do cùng một bác sĩ tên là James Andrews thực hiện.
Xét nghiệm DNA cho thấy họ không có mối liên hệ sinh học nào. Tuy nhiên, bất chấp khoảng cách tuổi tác, cả hai vẫn cảm thấy gắn bó với nhau. “Theo một cách nào đó, chúng tôi vẫn là anh em”, Brady lớn tuổi hơn tâm sự với The Sun.
Hai cầu thủ bóng chày không phải là trường hợp đầu tiên có sự trùng hợp như vậy. Cell Reports đã tiến hành nghiên cứu 32 cặp trông giống nhau nhưng không có quan hệ họ hàng. Họ được gọi là song trùng.
Những cặp như vậy chia sẻ một số đặc điểm thể chất giống nhau đáng kinh ngạc. Đôi khi, hai người không liên quan dễ dàng bị nhầm là sinh đôi hoặc ít nhất là anh chị em ruột.
Với dân số thế giới hiện nay hơn 8 tỷ người, khả năng hai người xa lạ có ngoại hình giống nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Adelaide (Úc), có khoảng 1 trong 135 người có một “bản sao” gần như giống hệt mình trên thế giới. Điều này có nghĩa là trong số hàng trăm triệu người, chắc chắn sẽ có những trường hợp trùng lặp về đặc điểm khuôn mặt, dáng người hay biểu cảm.
Những người song trùng trong dự án của nhiếp ảnh gia François Brunelle. Ảnh: NY Times
Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là \’Song trùng\’. Olivier Elemento, Giám đốc Viện Y học Chính xác Anh tại Weill Cornell Medicine ở New York, cũng đồng tình với quan điểm trên.
“Hiện tượng hai người song trùng sở hữu bộ gene giống nhau dường như bắt nguồn từ yếu tố di truyền”, ông nói, thêm rằng một ngày nào đó nghiên cứu này có thể hỗ trợ lĩnh vực pháp y. Nếu thành công, các nhà khoa học có thể phác thảo khuôn mặt tội phạm hoặc người bị hại thông qua các mẫu DNA.
Các phân tích cho thấy những người song trùng có nhiều điểm chung hơn là vẻ bên ngoài. Theo tạp chí Cell Reports, những người có khuôn mặt rất giống nhau cũng chia sẻ nhiều gene và đặc điểm lối sống giống nhau.
Dù vậy, Daphne Martschenko, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đạo đức Y sinh Stanford, khuyến cáo nên thận trọng khi áp dụng nghiên cứu vào lĩnh vực này.
“Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp, trong đó thuật toán về khuôn mặt vô tình thúc đẩy thành kiến chủng tộc trong nhà thờ, cơ sở tuyển dụng và hồ sơ tội phạm”, ông nói.
Sau khi tham gia dự án của nhiếp ảnh gia Brunelle, ông Malone và ông Chasen cho rằng đây là phương tiện để gắn kết mọi người. Cả hai vẫn là bạn suốt 25 năm. Khi Chasen kết hôn vào đầu tháng 8, ông lựa chọn gọi cho người bạn song trùng của mình đầu tiên. Dù không phải ai cũng có sự thân thiết như vậy, ông Malone cho rằng dự án của nhiếp ảnh gia Brunelle vẫn là “cách thức để kết nối tất cả mọi người”.