😩😩😩 Rõ ràng không tiêu xài hoang phí nhưng luôn hết tiền: Lý do nằm ở 3 thứ này, nhất là cái cuối cùng không ai nghĩ tới 👇👇👇👇

ôi từng nói với mọi người nhiều lần (trong các bài chia sẻ trước) rồi, việc biết giữ tiền còn quan trọng việc biết kiếm tiền. Hôm nay, câu chuyện của một bà mẹ bỉm sữa này lại 1 lần nữa chứng minh điều đó nhé!

Cô gái này tên là Kumiko Love

“Nếu tiêu tiền cho điều này, tôi sẽ phải từ bỏ điều gì trong tương lai?” là câu hỏi luôn thường trực trong đầu Kumiko Love khi cô bắt tay vào quản lý tài chính và tiết kiệm.

Khi Kumiko Love làm mẹ, cô biết rằng đã đến lúc phải thay đổi cách quản lý tài chính và kiểm soát cũng như thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ của mình. Bởi, giờ đây cô đã có một cậu con trai – người hoàn toàn phụ thuộc vào cô về mọi thứ – bao gồm cả tiền bạc.

Khi bà mẹ đơn thân bắt đầu hành trình lập ngân sách, cô ấy chỉ kiếm được 24.000 đô la mỗi năm. Sau đó, Love thành lập The Budget Mom và chia sẻ câu chuyện trả nợ đầy cảm hứng của mình với thế giới trên Instagram. Cuối cùng, cô ấy đã kiếm và trả được 77.281 đô la.

Dưới đây là các khoản chi mà Kumiko Love đã cắt giảm, để từ đó cô có thể tiết kiệm được 5.000 đô (tương đương 124 triệu) chỉ trong 8 tháng:

1. Quần áo mới

Trước khi ngừng mua quần áo mới, bà mẹ đơn thân đã chi từ 200 đến 300 đô la mỗi tháng để mua sắm quần áo. Sau khi cắt giảm chi tiêu, Love chọn cách giảm ngân sách mua quần áo mới của mình xuống mức khoảng 25 đô la mỗi tháng – để thay thế các nhu cầu thiết yếu như tất và đồ lót.

“Tôi đã có quãng thời gian cả năm trời mà không mua quần áo mới để có thể tiết kiệm tiền, sắm sửa quần áo và tìm ra thứ mà tôi thực sự yêu thích” – Love giải thích.

Bằng cách thực hiện sự thay đổi này, cô ấy đã tiết kiệm được 1.900 đô la trong 8 tháng đầu tiên đó. Ngoài ra, Love cũng lưu ý, khi đến các cửa hàng, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ các thủ thuật kích thích mua sắm để tránh sa “bẫy” chi tiêu bốc đồng.

Hãy chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết và thông dụng cho cuộc sống của bạn khi muốn tiết kiệm.

hình ảnh

Trên thực tế, có nhiều khoản tiền chúng ta tiêu thật sự vô nghĩa, ảnh: DSD

2. Đồ ăn sẵn và cửa hàng tạp hóa

Tiếp theo, Love tính toán ngân sách chi cho khoản thực phẩm hằng ngày. Đầu tiên, cô ấy chọn cách ăn 6 ngày 1 tuần. Chỉ riêng khoản cắt giảm ngân sách đó đã tiết kiệm được 300 đô la mỗi tháng, nhưng Love không dừng lại ở đó.

Cô cũng bắt đầu lên kế hoạch cho bữa ăn để xem mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu trong ngân sách thực phẩm hàng tháng.

“Tôi đã có thể giảm ngân sách thực phẩm của mình từ 800 đô la xuống còn 400 đô la một tháng” – Love nói.

Cô ấy đã đạt được khoản tiết kiệm đáng kể này bằng cách tập trung vào việc lập kế hoạch bữa ăn, tính toán lượng thực ăn cho mỗi bữa để tránh dư thừa rồi vứt bỏ lãng phí. Ngoài ra, Love cũng cân nhắc về việc chế biến món ăn mới từ việc “dọn” tủ hàng tuần; đồng thời cũng hạn chế tối đa những bữa ăn ở ngoài.

Những khoản cắt giảm này đã giúp cô ấy tiết kiệm được 3.200 đô la. Đây là cách một người phụ nữ thay đổi thói quen mua sắm hàng tạp hóa của mình và tiết kiệm được gần 5.000 đô la trong một năm.

3. Các món đồ có thương hiệu

Vì thực phẩm là một khoản chi lớn hàng tháng đối với Love nên cô quyết tâm tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt để dành cho khoản này.

Mặc dù cô ấy đã tiết kiệm được rất nhiều từ việc ăn ít hơn và lên kế hoạch cho bữa ăn, nhưng Love đã có thể cắt giảm thêm 40 đô la chi phí hàng tháng của mình nhờ cách này.

“Tôi nhận ra mình là một người mê hàng hiệu. Tôi thường xuyên bị thu hút bởi những nhãn hiệu có tên tuổi. Tuy nhiên, khi tôi bắt đầu tiết kiệm, tôi đã thử chuyển sang các nhãn hàng chất lượng, có giá thành phải chăng hơn.” – Love nói thêm.

Việc chuyển đổi đó đã giúp cô ấy tiết kiệm được 320 đô la khác trong 8 tháng đầu tiên đó. Và, tất nhiên, đừng bỏ quên những mã giảm giá. Chúng có thể giúp bạn tiết kiệm được thêm 1 khoản không hề nhỏ.

Ít nhất, chúng ta phải biết dòng tiền của mình đang chảy về những đâu và mục tiêu tiết kiệm là gì.

Love không chỉ tiết kiệm được gần 5.000 đô la trong 8 tháng thông qua việc cắt giảm chi tiêu, mà cô ấy đạt được điều này 1 phần cũng nhờ sử dụng tiền hợp lý.

Love cũng cho biết thêm, việc xác định được mục tiêu tiết kiệm của mình cũng như tỉnh táo hơn trong quyết định sử dụng tiền giúp cô có thêm cảm hứng để thực hiện hành trình quản lý chi tiêu 1 cách khó nhằn này.

Tiếp theo, Love khuyến khích những người tiết kiệm nên tìm kiếm cơ hội để cắt giảm chi phí và theo dõi chặt chẽ chi tiêu của mình.

Love nói: “Nhận thức là chìa khóa thành công về tài chính. Nếu bạn muốn thấy sự thay đổi thực sự về tiền của mình, bạn phải sẵn sàng làm những điều khác với những gì bạn đã làm trong quá khứ. Ví dụ: bạn sẽ phải theo dõi chi tiêu của mình, cặn kẽ tới mức kiểm soát từng xu trong số đó.

Bạn không thể tạo ra thay đổi tích cực về tài chính nếu không xác định được bản thân cần thay đổi những gì. Ít nhất, bạn phải biết tiền của bạn đang đi đâu.”