Đây là cách làm món nem rán tôi mới học được, nó vẫn giữ được vị truyền thống nhưng sẽ đảm bảo về độ giòn và ngon miệng hơn. Ở cuối bài viết, tôi sẽ giải thích cho bạn vì sao món nem rán không nên cho miến và đó cũng chính là sai lầm của phụ nữ Việt nhiều năm qua, giờ đã đến lúc thay đổi để có món nem \’10 điểm không có nhưng\’ nhé!
Với cách làm và bảo quản nem này, bạn chỉ cần làm “một mẻ” nem rán cả trăm cái mà vẫn có đồ ăn vàng ươm, giòn rụm. Cụ thể cách làm như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu như sau, số lượng có thể thay đổi tùy theo khẩu vị và việc mọi người thích làm nhiều hay ít nhé
– Bánh đa nem, bánh ram: 1 tập
– Thịt heo xay: 300 gram
– Củ đậu: ½ củ
– Cà rốt
– Trứng gà: 3 quả
– Hành lá, rau mùi
– Mộc nhĩ, nấm hương
– Ớt, tỏi, quất
– Bột chiên xù: 1 đến 2 thìa
– Gia vị: Mì chính, bột canh, nước mắm
2. Sơ chế nguyên liệu
– Nhặt bỏ lá hỏng, lá úa của hành lá và rau mùi rồi cắt phần gốc. Sau đó mang đi rửa sạch và thái khúc ngắn.
– Ngâm mộc nhĩ, nấm hương với nước cho đến khi nở ra thì rửa lại và băm nhuyễn.
– Gọt vỏ củ đậu, cà rốt, rửa lại với nước sạch và bào sợi.
3. Trộn nhân nem
– Lấy một chiếc bát lớn, lần lượt thêm vào thịt heo xay, cà rốt, củ đậu bào sợi, hành lá, rau mùi, nấm, mộc nhĩ.
– Tiếp đó, đập thêm 3 quả trứng gà và cho thêm 2 thìa bột chiên xù. Tuỳ vào khẩu vị của bản thân, bạn có thể nêm nếm lại gia vị sao cho phù hợp hoặc cho vào bát 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, 1 thìa cà phê bột canh là một chút mì chính.
– Trộn đều cho các nguyên liệu hoà quyện với nhau là được.
4. Cuốn nem
– Trước khi cuốn nem, bạn có thể phết lên bề mặt bánh đa nem một lớp giấm ăn mỏng để nem sau khi rán vừa vàng ươm vừa giòn rụm.
– Lấy một phần nhân đã chuẩn bị đặt lên bánh đa nem rồi từ từ cuộn lại sao cho đẹp mắt. Nên gấp 2 đầu của bánh đa nem gọn gàng để nem đẹp hơn khi rán.
5. Rán nem
– Đặt chảo chống dính lên bếp, thêm vào một lượng dầu ăn sao cho ngập chiếc nem là được.
– Sau đó lần lượt cho từng chiếc nem đã gói vào rán vàng. Để nem có thể tròn đẹp thì bạn nên thả nem vào chảo rồi lật liên tục trong khoảng 5 giây để vỏ ngoài tiếp xúc với dầu ăn.
– Để nem chín từ ngoài vào trong, bên trong mềm thơm, bên ngoài vàng giòn đẹp mắt, bạn nên điều chỉnh lửa vừa khi rán. Chờ đến khi nem chín hoàn toàn thì gắp ra đĩa đã lót giấy thấm dầu và thưởng thức.
6. Pha nước chấm
– Tuỳ vào thói quen và khẩu vị của bản thân, bạn có thể lấy một chiếc bát vừa, sau đó thêm vào 5 thìa nước lọc, 1 thìa nước mắm ngon, 1 chút đường và 1 chút nước cốt quất.
– Dùng dụng cụ nấu ăn khuấy đều tay sao cho các nguyên liệu hoà quyện với nhau rồi cho tỏi, ớt băm vào.
Món nem rán sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc và hương thơm vô cùng hấp dẫn. Khi ăn, bjan sẽ cảm nhận được vị giòn béo của lớp vỏ và vị ngọt thơm, thanh mát từ rau củ quả.
Vì sao cách làm món nem rán như trên lại cho ra thành phẩm là những chiếc nem vàng ươm, giòn rụm, tại sao không nên cho miến vào làm nem
– Khi làm nem rán, bạn có thể sử dụng phần thịt nạc vai để chế biến vì chúng có nạc mỡ đan xen nên không bị quá khô hay quá ngấy.
– Thay vì sử dụng miến và khiến nem dễ vỡ hoặc nhanh ỉu, bạn có thể thêm vào một chút bột chiên xù. Nhờ nguyên liệu này mà phần nước trong nem sẽ bị hút hết và giúp duy trì độ ẩm, nem giòn ngon mà không bị ỉu hay khô.
– Trước khi cuốn nem, bạn nên phết một lớp giấm ăn lên bề mặt bánh đa nem để vò vàng và giòn khi rán.
Nem rán, hay còn gọi là chả giò ở miền Nam, là món ăn truyền thống nổi tiếng của ẩm thực Việt Nam. Với hương vị đậm đà, nem rán không chỉ là món ăn phổ biến trong các bữa cơm gia đình mà còn xuất hiện trong các dịp lễ, Tết, hoặc các bữa tiệc quan trọng.
Nguyên liệu làm nem rán rất đa dạng, thể hiện sự tinh tế và cầu kỳ trong cách chế biến. Lớp vỏ nem được làm từ bánh tráng mỏng, giòn rụm sau khi chiên. Phần nhân bên trong bao gồm thịt lợn xay, miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, hành tây, và các gia vị khác, tất cả được trộn đều tạo nên hương vị hài hòa. Sau khi cuốn, nem được chiên vàng trong dầu nóng, mang lại màu sắc hấp dẫn và hương thơm khó cưỡng.
Nem rán thường được thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt pha chế khéo léo và các loại rau sống như xà lách, húng quế, hoặc rau mùi. Món ăn này không chỉ thể hiện sự khéo léo của người Việt mà còn chứa đựng giá trị văn hóa, gắn kết gia đình và bạn bè trong mỗi dịp sum họp.