Nếu gia đình bạn đang th ắp hương kiểu này cần bỏ ngay lập tức kẻo nhà luôn bất hòa, làm ăn lụn bại

Nếu gia đình bạn đang thắp hương kiểu này cần bỏ ngay lập tức kẻo nhà luôn bất hòa, làm ăn lụi bại phải cẩn trọng ngay.

Thắp hương, thắp nhang là một nghi thức không thể thiếu trong văn hoá thờ cúng của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thắp hương đúng cách và những điều kiêng kỵ phải tránh khi thắp hương.

Nguồn gốc của việc thắp hương

Thắp hương là nghi thức truyền thống trong thờ cúng của người phương Đông. Tập tục này được cho là bắt nguồn từ Ai Cập, cách đây khoảng 3500 năm. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong văn hoá thờ cúng của người Ai Cập, họ cho rằng hương khí là sợi dây kết nối giữa thần linh và con người. Theo Đạo giáo, đốt hương là cách để truyền đạt thỉnh cầu, ý nguyện đến các vị thần, càng thành tâm thì càng có cơ hội được thần linh ban phước.

Ở thời điểm đó, hương được làm từ một loại giấy cói, bên trong có các loại thảo dược nghiền nhỏ, cuộn thành từng que và chia làm các bó. Ngoài quan niệm kết nối với thần linh, người Ai Cập còn tin rằng mùi thơm từ hương có thể giúp trừ tà, xua đuổi ma quỷ và bảo vệ họ bình an.

Sau khi du nhập vào nước ta, theo lời cụ Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục”, cây nhang có mặt tại Việt Nam xuất phát từ Tây Vực (Ấn Độ). Xưa kia, khi tế thần, thờ cúng người dân chỉ dùng cỏ thơm trộn mỡ để đốt cho thơm. Đến đời Vũ đế nhà Hán, sau khi sang đánh Tây Vực, vua Tây Vực đầu hàng và dâng tượng thần bằng vàng cho Vũ đế. Theo phong tục nước họ, tượng thần được thờ cúng bằng việc thắp hương, nhang chứ không dùng đến trâu bò, lợn gà để lễ bái. Từ đó, tục đốt hương thờ cúng dần du nhập và trở nên phổ biến rộng rãi ở nước ta.