3 điều cần lưu ý khi ăn bánh mì

Mặc dù bánh mì là thực phẩm phổ biến và tiện lợi, nhưng có một số điều cần lưu ý khi ăn để đảm bảo sức khỏe.

Ăn bánh mì kèm với thực phẩm không lành mạnh sẽ gây tăng cân. Ảnh ghép: HƯƠNG SƠN

Hạn chế ăn bánh mì với thực phẩm không lành mạnh

Thực phẩm không lành mạnh như bơ, mứt, xúc xích, thịt xông khói thường chứa nhiều calo dễ gây dư thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

Chất béo bão hòa và chất béo trans trong những thực phẩm trên còn gây tích tụ mỡ nội tạng, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Ăn bánh mì kèm thực phẩm này có thể làm mất cân đối dinh dưỡng, tăng nguy cơ béo phì, các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Bánh mì trắng tinh chế chứa lượng carbohydrate cao, làm tăng chỉ số đường huyết nhanh chóng khi ăn kèm với mứt ngọt, siro sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

Không ăn bánh mì cũ hoặc mốc

Bánh mì cũ hoặc bị mốc không chỉ mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe do vi khuẩn, nấm mốc, các độc tố liên quan.

Khi bánh mì bị mốc, các loại nấm như Aspergillus, Penicillium có thể phát triển, sản sinh ra các chất độc như mycotoxin hoặc aflatoxin. Nếu tiêu thụ liên tục, mycotoxin có thể gây tổn thương gan, thận và làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan.

Bài viết liên quan  Không hoàn thành mục tiêu 130.000 căn nhà ở xã hội  

Bánh mì cũ cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli, hoặc Listeria, đặc biệt khi bảo quản không đúng cách. Gây ngộ độc thực phẩm với triệu chứng như sốt, tiêu chảy, mất nước và mệt mỏi.

Không ăn bánh mì quá thường xuyên

Bánh mì chứa nhiều carbohydrate tinh chế, dễ gây tăng cân nếu ăn quá nhiều. Bánh mì còn thiếu các dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi ăn quá thường xuyên bánh mì dễ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, mệt mỏi, giảm sức đề kháng.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chỉ nên ăn bánh mì như một phần của bữa phụ hoặc kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như rau, thịt nạc hoặc trứng.