Thật khó tin một tiết mục văn nghệ có phần ‘không đúng mực’ như vậy lại ở ngay trên sân khấu của trường mầm non. Người biễu diễn không ai khác chính là cô giáo. Sự việc đã gây xôn xao dư luận và được báo chí đăng tải. Mình chia sẻ lại chi tiết trong bài viết bên dưới cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể là mới đây, mạng xã hội xứ Trung bỗng viral đoạn clip tại một ngôi trường mẫu giáo ở Thượng Hải, với nội dung ghi lại đoạn nhảy múa của một nữ giáo viên trong buổi văn nghệ ở trường đầu năm học khiến cõi mạng “bùng nổ” tranh luận. Các phụ huynh cũng “nóng mặt” sau khi trông thấy cảnh tượng này.
Theo những hình ảnh ghi lại, cô giáo sở hữu vẻ ngoài cực kỳ xinh đẹp, diện trang phục váy cắt xẻ thiếu vải, để lộ đôi chân trần dài. Cô giáo đã mở đầu buổi văn nghệ với những động tác nhảy múa uyển chuyển nhưng có phần khá “p/h/ả/n c/ả/m/” khi đối tượng dưới khán đài đều là trẻ em và các bậc phụ huynh của nahf trường.
Trong khi cô giáo đang biểu diễn, các bé học sinh đã đứng xếp hàng ở một góc, sẵn sàng lên sân khấu và mắt vẫn dõi theo, chăm chú từ đầu đến cuối bài nhảy múa của cô.
Rất nhiều phụ huynh sau khi xem phần trình diễn của nữ giáo viên bắt đầu tranh cãi dữ dội. Một bộ phận lớn lắc đầu ngán ngẩm, tỏ thái độ không hài lòng trước việc cô giáo ăn mặc h/ở h/a/n/g và có những động tác nhảy múa thiếu chuẩn mực trước mặt học sinh.
Các phụ huynh cho rằng, trường mẫu giáo là nơi dành cho trẻ em, chúng là những cá thể hồn nhiên nhất, trong hoàn cảnh này cách ăn mặc không phù hợp của cô giáo như vậy sẽ tác động không tốt đến trẻ, khiến bé dần dần hình thành những nhận thức sai lệch trong quá trình học tập và phát triển.
Trên thực tế, nỗi lo lắng của phụ huynh về gu ăn mặc của giáo viên là hoàn toàn có cơ sở, bởi phong cách ăn mặc của thầy cô có tầm ảnh hưởng rất lớn đến trẻ, đặc biệt là những bé trong độ tuổi mầm non và mẫu giáo.
Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn học hỏi từ những hình mẫu xung quanh, và giáo viên chính là một trong những hình mẫu quan trọng nhất đối với các em. Do đó, người giáo viên cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng và tránh những trang phục gây phản cảm, để khi đứng trên bục giảng, họ có thể tạo được thiện cảm và sự tin tưởng từ học sinh.
Việc ăn mặc thiếu tinh tế hoặc không phù hợp có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn. Trẻ em, đặc biệt là các bé gái, có thể bắt chước phong cách của giáo viên, từ đó hình thành những nhận thức sai lệch về vẻ đẹp và tiêu chuẩn ăn mặc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc trong tương lai.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, trang phục của giáo viên thực sự có thể tác động đến thái độ học tập của trẻ nhỏ. Cách giáo viên ăn mặc chỉn chu, đẹp mắt sẽ tạo ấn tượng tích cực ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tâm lý học cho thấy rằng, khi trẻ thấy cô giáo xinh đẹp, gọn gàng và thân thiện, chúng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, cởi mở hơn và từ đó tiếp thu bài học tốt hơn.
Các tiết mục văn nghệ trong trường học cần phù hợp và mang ý nghĩa giáo dục tích cực, ảnh: DSD
Trước đó, câu chuyện về những tiết mục văn nghệ biểu diễn trong trường học cũng từng được bàn luận rất nhiều ở VN
Thời gian trước, có một số trường học tại các thành phố lớn đã có những hoạt động văn nghệ, giải trí khá chuyên nghiệp. Các trường thường “chiều” thị hiếu học sinh, sinh viên bằng việc mời các nghệ sĩ trẻ đang “hot” đến biểu diễn. Tuy nhiên, khi xem xét để tổ chức chương trình, đôi khi người tổ chức chỉ quan tâm đến tiêu chí phù hợp lứa tuổi, độ nổi tiếng hay giá cát xê mà quên cân nhắc sự thích hợp về mặt tư cách, lối sống.
Nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu của trường học không chỉ đơn thuần là “biểu diễn nghệ thuật” mà có thể là những “thần tượng”, những người có sức ảnh hưởng lớn đến hành xử, lối sống của các em. Chính vì thế, cần thiết phải lựa chọn những người không chỉ tài năng, nổi tiếng mà còn có lối sống chuẩn mực, xứng đáng là tấm gương để xuất hiện trước các em.
Các tiết mục được dàn dựng tại các trường học cũng thế, không chỉ cần để ý đến tiết mục có vui, có sôi động, theo trào lưu, tạo hiệu ứng hay không mà cần cân nhắc có phù hợp lứa tuổi, có đem lại những giá trị tích cực cho học sinh, sinh viên hay không.
Hiện nay, nhiều trường học đã có những hoạt động giải trí ý nghĩa như tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống của dân tộc cho học sinh, sinh viên. Đơn cử hoạt động biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, chầu văn cho giáo viên, học sinh tại nhiều trường học trong những năm gần đây.
Nhiều trường học đã phối hợp với các sân khấu truyền thống để tổ chức cho học sinh xem những vở kịch lịch sử, dã sử nhằm giúp các em có tình yêu với lịch sử, văn học nước nhà…
Những hoạt động giải trí, văn nghệ tại trường học chính là cơ hội thiết thực để học sinh, sinh viên được thụ hưởng thêm nhiều giá trị về tinh thần, được học hỏi thêm kiến thức trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác, trau dồi thẩm mỹ, lối sống… Đừng lãng phí những cơ hội tuyệt vời ấy bằng những buổi biểu diễn theo trào lưu, phản cảm và “đầu độc” tâm hồn các em.
Nguồn : https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/den-truong-con-xem-van-nghe-dau-nam-bo-me-choang-khi-thay-co-giao-an-mac-thieu-vai-nhay-mua